Nội dung bài viết
Lập Kế Hoạch Vận Hành và Điều Độ Sản Xuất hiệu quả sẽ giúp bạn quản lý tốt công việc cũng như nhân công trong sản xuất. Đây cũng được coi là một trong những phương pháp quản lý thời gian theo nguyên tắc 20/80.
Công tác lập kế hoạch sản xuất phải đáp ứng yêu cầu vừa tham vọng vừa khả thi. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải làm sao vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà vừa đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì quả không dễ dàng.

>>>Xem thêm khóa học: Lập Kế Hoạch Vận Hành Và Điều Độ Sản Xuất
Khóa học “Lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất” vừa qua đã cung cấp cho các Học viên những phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc lập và triển khai kế hoạch sản xuất, cụ thể:
1. Xác định đúng vai trò Lập kế hoạch và điều độ sản xuất
Xác định rõ vai trò của lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một trong những nguyên tắc cần thiết khi tiến hành các phương pháp lập kế hoạch cho quá trình sản xuất.
1.1. Vai trò của lập kế hoạch
- Đảm bảo mục tiêu thực tế.
- Đưa ra định hướng rõ ràng.
- Tổ chức công việc hợp lý.
- Chuẩn bị về nguồn lực.
- Sử dụng nguồn lực hiệu quả.
- Là cơ sở để kiểm soát.
>>>Xem thêm: Lập kế hoạch sản xuất là gì? Các bước lập kế hoạch sản xuất
1.2. Vai trò của điều độ sản xuất
- Theo dõi tiến độ công việc.
- Báo cáo năng suất.
- Báo cáo chất lượng.
- Báo cáo nhân công sản xuất.
- Phối hợp và phân bổ hợp lý.
- Xác định thứ tự ưu tiên công việc.

2. Phương pháp lập kế hoạch cho đầu vào sản xuất
2.1. Lập Kế Hoạch Vận Hành và Điều Độ Sản Xuất máy móc, thiết bị
Trong sản xuất, cần phải lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp với sản phẩm, đảm bảo được năng suất và thỏa mãn yêu cầu về chất lượng. Tại sao phải lập kế hoạch quản lý máy móc, thiết bị? Máy móc, thiết bị hoạt động liên tục trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cần lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc để:
- Bảo đảm máy móc vận hành tốt.
- Bảo đảm năng suất.
- Tiết kiệm chi phí.
- Chủ động trong việc lập kế hoạch công việc.
>>>Xem thêm: Khóa đào tạo Quản Lý Giám Sát Năng Suất – Chất Lượng – Giảm Lãng Phí và Cải Tiến Hiện Trường Sản Xuất
2.2. Lập Kế Hoạch Vận Hành và Điều Độ Sản Xuất cho nguyên vật liệu
Để sản xuất một loại sản phẩm, đòi hỏi phải có số lượng lớn chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu cần thiết. Hơn nữa, lượng nguyên vật liệu cần sử dụng vào những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau và thường xuyên thay đổi. Do đó, công tác lập kế hoạch cho nguyên vật liệu là rất cần thiết. Để đảm bảo tăng năng suất, giảm chi phí trong quá trình sản xuất, cung cấp những nguyên vật liệu đúng thời điểm khi có nhu cầu, người ta đã đưa ra phương pháp hoạch định nguyên vật liệu goi là MRP.
3. Phương pháp lập kế hoạch theo dõi tiến độ sản xuất bằng biểu đồ Gantt
Bất cứ quá trình nào cũng phải được lập kế hoạch dựa trên 5W 1H. Lập kế hoạch sản xuất và biểu diễn bằng biểu đồ Gantt giúp chúng ta quản lý công việc một cách hiệu quả nhất. Bởi nhờ vào biểu đồ Gantt, chúng ta có thể xác định các thứ tự ưu tiên công việc, độ dài công việc, kỳ hạn công việc. Qua đó, chúng ta sẽ bố trí và phân công các nguồn lực thích hợp để hoàn thành kế hoạch.
4. Kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch
Kiểm soát tiến độ thực hiện kế hoạch phải thực hiện trên 4M để đảm bảo đạt kết quả thông qua:
- Nhận biết và giải quyết vấn đề kịp thời.
- Cảnh báo rủi ro và đề ra biện pháp đối phó.
- Điều chỉnh kế hoạch để thích ứng với những thay đổi.
Bên cạnh đó, quy trình kiểm soát PDCA (plan, do, check, action) không những giúp kiểm soát quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, hạn chế lỗi mà còn tăng năng suất, giảm chi phí hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm video chia sẻ: CÁCH ĐỂ ĐIỀU PHỐI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KHI CÓ ĐƠN HÀNG GẤP
5. Phương pháp Lập Kế Hoạch Vận Hành và Điều Độ Sản Xuất cho chi phí sản xuất
Để tối đa hóa lợi nhuận, tối ưu hóa chi phí sản xuất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng góp vào thành công của một doanh nghiệp. Bằng cách tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể tăng mức lợi nhuận từ doanh thu bán hàng.
Để tối ưu hóa chi phí sản xuất, trước hết cần phải lên kế hoạch tốt để quản lý các chi phí liên quan đến sản xuất, bao gồm cả chi phí vật liệu, nhân công, thiết bị, đào tạo… Các biện pháp cắt giảm chi phí cần được đánh giá dựa trên tiêu chí hiệu quả, đảm bảo rằng việc giảm chi phí sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sự phục vụ khách hàng.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức