Nội dung bài viết
Quản trị rủi ro là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hệ thống quản trị Doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các công ty. Hiểu được điều đó, trong bài viết lần này Học viện Tư vấn – Đào tạo PMS sẽ cung cấp các thông tin để quản lý những rủi ro. Giúp doanh nghiệp hiểu được bản chất cốt lõi và nắm được các bước quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp hiệu quả.
>>> Xem: Quản trị rủi ro

7 bước quản trị rủi ro cho Doanh nghiệp hiệu quả
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi; đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Bước 1: Xây dựng bối cảnh
Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh hay môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được nhận diện và phân tích ở các bước sau.
Vì vậy xây dựng được bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro.
Bước 2: Xác định rủi ro
Đây là bước quyết định đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Ở bước này, tất cả các rủi ro tiềm ẩn phải được phát hiện, nhận dạng để tiến hành phân tích, xử lý.
Nếu như rủi ro không được xác định sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. Những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.
Để nhận biết triệt để rủi ro, chúng ta cần nắm rõ, tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, về phương thức hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức và tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, dự án. Mỗi môi trường khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau, không thể áp dụng rủi ro của doanh nghiệp này vào rủi ro của doanh nghiệp khác.
Mỗi đơn vị có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau về nhân lực, pháp lý, kinh tế, quản lý. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp mình để phân tích đúng, nếu không sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định được các rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp, chúng ta tiến hành đánh giá. Đánh giá rủi ro được xác định trên các tiêu chí sau:
- Khả năng xảy ra dễ hay khó?
- Trong quá khứ rủi ro đó đã xảy ra hay chưa?
- Mức độ thiệt hại nếu xảy ra là như thế nào?
- Thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra?
- Bộ phận nào sẽ là khởi nguồn của rủi ro?
Rủi ro đều là những điều chưa xảy ra, để đánh giá được chúng đòi hỏi người quản trị phải có tầm nhìn rộng. Đánh giá được rủi ro chúng ta sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên xử lý để tiến hành xử lý.
Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng
Hãy ưu tiên giải quyết những rủi ro có khả năng xảy ra cao và mức độ thiệt hại lớn. Có các biện pháp xử lý như sau:
- Chuyển giao rủi ro (Risk transfer): Theo phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác (thường là các đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phát sinh). Phương pháp này làm giảm thiểu trách nhiệm gây thiệt hại của doanh nghiệp.
- Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang hướng tiêu cực. Đó là việc loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này rất an toàn nhưng đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ đi cơ hội của mình. Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao.
- Duy trì hay chấp nhận rủi ro: Tức là bạn xác định sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh này. Nếu điều đó không đáng kể và khả năng xảy ra thấp, bạn chấp nhận bạn chấp nhận chúng để thu được lợi nhuận, lợi ích cao hơn. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
- Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại: Với cách xử lý này, cấp quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.
Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro

Kế hoạch cần được lên một cách chi tiết và cụ thể. Sau khi được phê duyệt của các cấp, lãnh đạo sẽ thông báo tới các bộ phận liên quan để thực hiện. Trong kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tập thể để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro
Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên chúng ta tiến hành quản trị rủi ro theo kế hoạch đã vạch ra.
Bước 7: Xem xét và đánh giá kế hoạch
Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình thường xuyên để thay đánh giá, thay đổi kế hoạch phù hợp.
Trên đây là 7 bước quản trị rủi ro hiệu quả dành cho bạn. Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với các rủi ro khác nhau, bình tĩnh nhận định tình hình sẽ giúp Doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh vượt qua, biến rủi ro thành cơ hội.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/
TIn Tức- Kiến thức liên quan
➡ Chuyên Đề Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên Đề Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên Đề Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên Đề Ngành Bán Hàng
➡ Chuyên Đề Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức