Nội dung bài viết
Mô hình lean manufacturing là gì? Làm thế nào để nhận diện được lãng phí trong lean? Và cách ứng dụng mô hình Lean (mô hình sản xuất tinh gọn) trong Doanh nghiệp một cách hiệu quả? Đây là những câu hỏi thường gặp khi nghiên cứu một mô hình Lean bất kỳ nào.
>>> Tìm hiểu: Tổ chức sản xuất theo mô hình Lean
Mô hình Lean Manufacturing là gì?
Mô hình Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) được định nghĩa là một hệ thống các công cụ nhầm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí và nhờ đó nâng cao vị thế cạnh tranh.
Bất cứ một mô hình Lean nào đều phải thõa mãn các mục tiêu sau:
- Giảm phế phẩm và sự lãng phí
- Giảm chu kỳ sản xuất
- Giảm mức tồn kho
- Tăng năng suất lao động
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng
- Tăng tính linh hoạt
- Tăng sản lượng

Các Nguyên tắc chính trong việc xây dựng Mô hình Lean Manufacturing.
1. Nhận thức về sự lãng phí
Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ.
2. Chuẩn hóa các quy trình
Quy trình này đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là quy trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
3. Dòng chảy liên tục
Mô hình Lean Manufacturing thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.

>>> Bài viết: Hệ thống sản xuất tinh gọn Lean Manufacturing
4. Quy trình sản xuất kéo
Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
5. Chất lượng từ gốc
Mô hình Lean Manufacturing nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.
6. Liên tục cải tiến
Mô hình Lean Manufacturing đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.
Liệu mô hình Lean Manufacturing có thể bắt kịp kỷ nguyên số và phát triển thành Lean 4.0 ?

Tất cả các bằng chứng trên cho thấy rõ ràng rằng công nghệ Lean và Industry 4.0 không chỉ có thể cùng tồn tại mà còn có thể bổ sung và cho phép lẫn nhau để đưa ra một mô hình kết hợp mạnh mẽ hơn, có thể gọi là Lean 4.0, mà các công ty sản xuất có thể bắt tay vào cải thiện hiệu suất của các hoạt động và chuỗi cung ứng của họ. Thật vậy, bằng chứng do Küpper et al. (2017) từ Boston Consulting Group gợi ý rằng phương pháp tiếp cận Lean và Công nghiệp 4.0 kết hợp có thể giúp các tổ chức giảm 40% chi phí so với chỉ 15% nếu áp dụng riêng lẻ kỹ thuật số hóa và Lean.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức