Nội dung bài viết
- Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường.
- Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xác định điểm hòa vốn của sản xuất.
- Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động.
- Công tác quản trị và tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Kinh tế thị trường luôn biến động. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với xã hội. Điều đó còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế. Để bắt kịp xu thế và tồn tại. Doanh nghiệp buộc phải dây xưng cho mình một chiến lược kinh doanh sâu rộng.
Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:
Nâng cao hiệu quả kinh tế, chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường.
Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu trị trường. Doanh nghiệp khai thác tối đa các thời cơ, thuận lợi, nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm. Cùng với đó là số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp. “Chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp”. Đó là phương châm, nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp.
Lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh doanh:
- Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
- Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.
- Phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu.
- Xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó.
- Thể hiện mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục đích.
Nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược thì chưa đủ. Chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt cũng sẽ trở thành vô ích. Nó sẽ không có giá trị tăng hiệu quả kinh doanh. Thiệt hại hơn là vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này.
Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bất kì một doanh nghiệp nào, khi tiến hành quyết định sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận. Và họ đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí cận biên (MR = MC). Tại điểm này mức sản lượng Q* đạt được đảm bảo cho hiệu quả tối đa.
Mặt khác, để giảm thiểu chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp còn có thể sử dụng tăng thêm các yếu tố đầu vào khi MRP > MC và hiệu quả sẽ đạt tối ta khi MRP = MC.
Nâng cao hiệu quả kinh tế, xác định điểm hòa vốn của sản xuất.
Kinh doanh trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả của chi phí lao động, vật tư, tiền vốn. Để sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp tính toán, xây dựng mối quan hệ. Điều này tối ưu giữa chi phí và thu nhập. Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hòa vốn và phân tích hòa vốn.
Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động.
Sáng tạo của con người là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cần Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,…Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình độ hiểu biết cao.
Về công tác quản trị nhân sự. Trước khi phân công bố trí hoặc đề bạt cán bộ đều phải qua kiểm tra tay nghề. Giao việc cần xác định quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích.
Công tác quản trị và tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Một điều cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo cho việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả được.
Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của một tổ chức. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Hệ thống thông tin phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, được thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.
– Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thường xuyên được cập nhật bổ sung.
– Hệ thống cần phải được bố trí phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác của doanh nghiệp.
– Đảm bảo việc khai thác được thực hiện với chi phí thấp nhất.
Website: PMS.edu.vn
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức