Nội dung bài viết
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo
- 1. Quyết đoán
- 2. Công bằng và chính trực
- 3. Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ)
- 4. Giải quyết vấn đề
- 5. Độ tin cậy
- 6. Khả năng đào tạo và cố vấn
- 1. Người có khả năng lãnh đạo tốt thường đưa ra các sáng kiến
- 2. Xây dựng tư duy phản biện
- 3. Rèn kỹ năng lắng nghe
- 4. Thúc đẩy người khác
- 5. Rèn luyện tính kỷ luật
- 6. Xử lý xung đột
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo
1. Quyết đoán
Sự quyết đoán sẽ giúp những người lãnh đạo đưa ra quyết định trong những tình huống cấp bách một cách nhanh chóng. Nhất là những kế hoạch, dự án cần sự chấp nhuận để triển khai, từ đó quyết định đến sự thành công hay thất bại. Vì vậy, một người có khả năng lãnh đạo tốt thường có tầm nhìn xa trông rộng cũng như sự quyết đoán trong mọi trường hợp.
2. Công bằng và chính trực
Công bằng và chính trực là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của khả năng lãnh đạo. Chính trực trong công việc thường có nghĩa là một người có thể đưa ra các định hướng, lựa chọn đạo đức và giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực.
>>> Xem thêm: kỹ năng lãnh đạo
3. Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ)

Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung. Việc xây dựng đội ngũ cũng đòi hỏi các thế mạnh lãnh đạo khác như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.
4. Giải quyết vấn đề
Các nhà lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc, thường đòi hỏi phải giữ bình tĩnh. Điều này giúp họ có thể đối mặt với những khó khăn trong quá trình kinh doanh hay bất cứ tình huống nào. Đặc biệt, mỗi vấn đề diễn ra đều không giống nhau để áp dụng chung một công thức, đòi hỏi người lãnh đạo vận dụng kỹ năng và kinh nghiệm mà mình có để phân tích tình huống, đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
5. Độ tin cậy
Trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng và dựa vào bạn. Một người đáng tin cậy sẽ luôn làm theo các kế hoạch và giữ lời hứa. Làm việc với một người lãnh đạo đáng tin cậy thì nhân viên cũng cảm thấy an tâm và cống hiến hết mình cho công việc.
6. Khả năng đào tạo và cố vấn
Một trong những kỹ năng phân biệt khả năng lãnh đạo với nhiều năng lực khác là khả năng giảng dạy và cố vấn. Người lãnh đạo giỏi là người có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, giàu kinh nghiệm để dẫn dắt nhân viên làm việc hiệu quả. Do đó, họ luôn là người đưa ra những lời khuyên, tư vấn hữu ích giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

1. Người có khả năng lãnh đạo tốt thường đưa ra các sáng kiến
Hãy tập trung vào công việc chính, đồng thời phát triển thêm các kỹ năng hoặc học hỏi kiến thức mới. Bạn càng làm nhiều việc, bạn sẽ càng học được nhiều hơn. Khi bạn đảm nhiệm được nhiều vị trí, bạn có thể trở thành lãnh đạo.
2. Xây dựng tư duy phản biện
Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn có phải tư duy phản biện, phê phán. Các nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng dự đoán trước những nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra, từ đó ngăn chặn kịp thời hoặc nhìn nhận được các cơ hội và tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho công ty và nhân viên. Đây cũng là kỹ năng tư duy sáng tạo nên những điều mới mẻ để ứng dụng cho quá trình quản lý và lãnh đạo của bạn hiệu quả nhất.
3. Rèn kỹ năng lắng nghe
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh phân tâm và trả lời nội dung phù hợp. Với kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ có được những đóng góp và ý kiến hỗ trợ cho công việc và thay đổi theo hướng tích cực nhất.
4. Thúc đẩy người khác
Cựu Tổng thống Mỹ John Quincy Adams từng nói: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác, để họ biết mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trưởng thành nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo“.
>>>Xem thêm: chương trình Kỹ năng lãnh đạo
5. Rèn luyện tính kỷ luật

Kỷ luật là điều cần thiết để thực hiện mục tiêu. Ngay cả khi bạn có tầm nhìn hoặc ý tưởng tốt, nó cũng sẽ trở nên vô dụng nếu không có kỷ luật.
6. Xử lý xung đột
Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết xung đột với thái độ trung thực và thẳng thắn. Điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm. Hãy luôn lắng nghe các ý kiến và phân tích phải trái trước khi đưa ra kết luận. Về vấn đề xử lý rắc rối hay bất cứ những công việc gì đều cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn hãy ứng dụng cho nhu cầu công việc hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Nâng cao năng lực quản lý cấp trung
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/
TIn Tức- Kiến thức liên quan
➡ Chuyên Đề Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên Đề Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên Đề Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên Đề Ngành Bán Hàng
➡ Chuyên Đề Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức