Những vấn đề chung của thống kê chất lượng
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Sự cần thiết của thống kê chất lượng
+ Xuất phát từ bản thân ý nghĩa của chất lượng: chất lượng gắn với khả năng cạnh tranh và hiệu quả
Chất lượng là yếu tố cạnh tranh được nhìn nhận theo quan điểm tổng hợp KT-KT-XH
Chất lượng và hiệu quả: Quản lý hướng tới mục tiêu chất lượng à phòng ngừa, tránh tổn thất, hạn chế việc phát sinh chi phí
Tác động qua 2 kênh: tăng doanh thu; giảm chi phí
+ Xuất phát từ vai trò của TKCL là công cụ quản lý chất lượng
- Quản lý chất lượng: là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát 1 tổ chức về chất lượng.
- Nội dung của quản lý chất lượng bao gồm: lập chính sách, xây dựng mục tiêu chất lượng, hoạch định, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và thực hiện các cải tiến
- Lược sử sự phát triển của khoa học quản lý chất lượng:
Mục đích của thống kê chất lượng
+ Phục vụ quản trị doanh nghiệp
–Cung cấp thông tin phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng sp, dv và quá trình sản xuất cung cấp sp, dv
–Mối quan hệ giữa chất lượng sp, quá trình với chất lượng các yếu tố tham gia: thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, năng lực, tay nghề của lao động,.v.v.
–Nghiên cứu mối quan hệ chi phí, chất lượng và giá sp, dv
–Nghiên cứu mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
+ Phục vụ quản trị doanh nghiệp
– Nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của ngành, quốc gia
– Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng: sự tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đối với các sp sx và lưu hành, …
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu chung của thống kê
Phân biệt thống kê với các lĩnh vực khoa học khác
Đối tượng riêng của thống kê chất lượng
Sự khác biệt giữa TKCL với các lĩnh vực thống kê khác
TKCL nghiên cứu các hiện tượng, quá trình diễn ra trong lĩnh vực chất lượng, bao gồm:
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng quá trình
Chất lượng công việc
Ba phương diện thuộc đối tượng của TKCL nêu trên có mối quan hệ như thế nào? Phạm vi cần quan tâm?
- Chất lượng sản phẩm
Là khả năng của tập hợp các đặc tính của 1 sp có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan (ISO8402)
Chất lượng sp có thể phân biệt: chất lượng nội dung, chất lượng hình thức
Phạm vi xét chất lượng sp:
–Chất lượng riêng của từng loại sp: xét hợp chuẩn, phạm vi người tiêu dùng quan tâm;
–Chất lượng chung nhóm sp cùng loại: mức đặc trưng, bình quân, phạm vi người sx quan tâm;
–Chất lượng tổng hợp: nhiều loại sp, mức chung mà doanh nghiệp đạt được trong quản lý chất lượng sp, phạm vi người sx quan tâm
- Chất lượng quá trình, công việc
Quá trình: là một hay một loạt hoạt động/công việc thực hiện việc chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra theo một chu trình lặp lại
Đầu ra: SP, DV
Đầu vào: bao gồm bất kỳ yếu tố nào (lao động, nguyên/ nhiên liệu, máy móc thiết bị, các quyết định, thông tin, nhiệt độ, độ ẩm …)
Các nhân tố kiểm soát
Nhân tố nhiễu: không thể kiểm soát hoặc quá tốn kém để kiểm soát.
Mô tả các thành phần trong quá trình thông qua mô hình 4M+E (Man, Machine, Material, Method, Environment)
3. PHƯƠNG PHÁP CỦA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG :
- Phương pháp công cụ chung của các môn thống kê
- Nhấn mạnh một số phương pháp sau:
Phương pháp điều tra: điều tra thường xuyên, chọn mẫu, điều tra xã hội học
Kiểm định thống kê: thích hợp trong điều kiện chủ yếu áp dụng điều tra chọn mẫu
Biểu đồ thống kê: vai trò quan trọng trong phân tích thống kê chất lượng
Xem thêm : 7 công cụ thống kê trong quản lý chất lượng
tin tức nổi bật
Chương trình : Tham quan kiến tập nhà máy
Dự án 5S KAIZEN phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là
Chương trình khảo sát nhà máy miễn phí
Kính gửi Quý doanh nghiệp, với Phương châm đồng hành cùng sự phát triển của
Khai trương Chi nhánh PMS – Bình Dương
Ngày 6/6/2019, Trường Tư Vấn Đào Tạo PMS tưng bừng khai trương chi nhánh tại