GIỚI THIỆU
Xung đột, mâu thuẫn chính là sự khác nhau về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân hay nhóm, tổ chức. Trong đó, có một bên nhận thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bên còn lại.
Xung đột chưa hẳn hoàn toàn có tác động tiêu cực mà ngược lại nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cho Doanh nghiệp, cá nhân nếu như biết cách quản lý.
Về bản chất, xung đột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ. Chức năng xây dựng là những lợi ích mà việc này mang lại, ví dụ như khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và gia tăng độ thấu hiểu của các thành viên.
Ngược lại, chức năng phá vỡ sẽ gây ra những tác hại như chia rẽ nội bộ, giảm sự gắn kết, ảnh hưởng năng suất chung. Do vậy, việc rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột có thể duy trì mối quan hệ, làm tăng hiệu quả làm việc cũng như giúp tổ chức vững mạnh.
Vậy làm sao để giải quyết xung đột, mâu thuẫn một cách hiệu quả trong công việc và cuộc sống?

Thấu hiểu được điều này, đội ngũ Chuyên gia của Học Viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS đã nghiên cứu và giới thiệu đến Quý Doanh nghiệp, Học viên Chương trình đào tạo Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn – Conflict Resolution Skills với những chia sẻ thực tiễn hết sức sinh động, giàu tính ứng dụng của Giảng viên là các Chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Chương trình đào tạo Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn là lời giải thú vị và hữu ích cho Quý doanh nghiệp và các Anh/Chị Học viên.
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
Chương trình đào tạo Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn được thiết kế dành cho:
- Ban Giám đốc, Lãnh đạo Doanh nghiệp.
- Quản lý cấp trung của Doanh nghiệp, các Trưởng, Phó phòng ban công ty Các cấp quản lý khác…
- Những cá nhân muốn phát triển kỹ năng này.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Sau khi hoàn tất Chương trình đào tạo Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn, Học viên có thể:
- Hiểu đúng về mâu thuẫn, xung đột, đọc vị tính cách qua DISC.
- Nắm bắt phương pháp PACING để nắm bắt tâm lý trong giao tiếp.
- Nâng cao sự thấu hiểu của các thành viên trong doanh nghiệp và cách thức quản trị cảm xúc bản thân.
- Nắm bắt 4 bước để quản lý xung đột và xây dựng, nuôi dưỡng quan hệ.
- Nắm bắt phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực do mâu thuẫn “phá vỡ” gây ra.
- Tạo ra môi trường làm việc hiệu quả dựa trên sự thấu hiểu và tranh luận cần thiết.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: Hiểu đúng về mâu thuẫn – xung đột.
Phần 2: Phương pháp đọc vị tính cách người khác.
Phần 3: Phương pháp giữ cho mâu thuẫn không bị mất kiểm soát – PACING.
Phần 4: Quản lý mâu thuẫn đội nhóm.
Phần 5: Quản trị cảm xúc.
Phần 6: 4 bước quản lý xung đột và xây dựng mối quan hệ.
Phần 7: Quản lý xung đột và mâu thuẫn liên phòng ban.
Phần 8. Tổng kết chương trình và định hướng kế hoạch ứng dụng.