Nội dung bài viết
- Theo Patrick Lencioni 5 cám dỗ Giám đốc điều hành thường mắc phải
- Cám dỗ 1: Đặt chức vụ lên trên thành tích công ty.
- Cám dỗ 2: Không đòi hỏi trách nhiệm của nhân viên vì sợ không được yêu quý.
- Cám dỗ 3: Luôn cầu toàn trong việc ra quyết định và bị áp lực bởi việc ra quyết định chính xác.
- Cám dỗ 4: Giám đốc điều hành lại né tránh xung đột.
- Cám dỗ 5: Giám đốc điều hành sợ hạ thấp bản thân khi chia sẻ những khó khăn với nhân viên.
Thông qua lối viết nhẹ nhàng, cuốn hút và nhiều màu sắc, Patrick Lencioni đã rất thành công với tác phẩm “The five Temptations of a CEO” ( 5 cám dỗ của Giám đốc điều hành). Đọc xong quyển sách, bạn sẽ chợt nhận thấy những phát hiện của tác giả thật gần gũi với đời sống của các CEO và khá phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại của Việt Nam. Những cám dỗ mà P. Lencioni nhắc đến chính là những nhận thức không đúng đắn, mà chính nó, sẽ làm cho công tác điều hành của 1 CEO tuột dốc, không đúng hướng. Bên cạnh đó, P. Lencioni cũng vạch trần những cạm bẫy mà các Giám đốc điều hành thường bị sập.

>>> Xem: Kỹ năng lãnh đạo
Theo Patrick Lencioni 5 cám dỗ Giám đốc điều hành thường mắc phải
Cám dỗ 1: Đặt chức vụ lên trên thành tích công ty.
Hãy tưởng tượng một tổng thống nói với cử tri rằng “Mục tiêu tranh cử là để…có được chức tổng thống”, khi nghe được thông điệp này, các cử tri sẽ nghĩ gì? Sao mục tiêu không là giải quyết các vấn đề của xã hội và khiến kinh tế phát triển?
Ấy thế mà trên thực tế, nhiều Giám đốc điều hành cho rằng ngày hạnh phúc nhất là ngày họ được bổ nhiệm. Rất ít Giám đốc nghĩ rằng thời điểm hạnh phúc nhất của họ là vào lúc đạt được mục tiêu của tổ chức. Từ đó họ không xác định được mục tiêu đích thực của vị trí CEO mà các cổ đông đã tin tưởng họ. Đây là cám dỗ thứ nhất đối với một Giám đốc điều hành.

Cám dỗ 2: Không đòi hỏi trách nhiệm của nhân viên vì sợ không được yêu quý.
Hãy nhớ các cổ đông đặt anh vào vị trí CEO là để anh đạt các mục tiêu về tài chính, thị trường, thương hiệu chứ không phải để anh được mọi người yêu quý. Thông qua nhiều dẫn chứng, tác giả muốn các Giám đốc điều hành hiểu được việc nhân viên có trách nhiệm sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu chung. Sự yêu quý của nhân viên là điều tốt, và nó chỉ tốt trong môi trường kinh doanh khi và chỉ khi nhân viên hiểu và có trách nhiệm với công việc của mình.
Cám dỗ 3: Luôn cầu toàn trong việc ra quyết định và bị áp lực bởi việc ra quyết định chính xác.
Khi ngồi lên chiếc ghế CEO, bạn nghĩ mọi người sẽ “soi” bạn. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng bạn cần tỉnh táo để hiểu rằng sai lầm một chút cũng là động lực cho sáng tạo đổi mới. Vấn đề là chúng ta cần có cơ chế hạn chế các sai lầm.
Cơ chế hạn chế sai lầm trong quyết định chính là thông tin. Nhưng thông tin đủ thì bạn vẫn là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm. Thiếu dũng khí sẽ không thể đưa con thuyền doanh nghiệp đi về 1 hướng, và sẽ không thúc đẩy nhân viên sáng kiến. Sự hèn nhát có thể giúp bạn tại vị, nhưng chắc chắn sẽ không làm được gì đáng kể.
>>> Xem: Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
Cám dỗ 4: Giám đốc điều hành lại né tránh xung đột.
Để tránh xung đột, các CEO thường “dĩ hòa vi quý” nhưng kinh doanh rất khác, đôi khi chân lý không thuộc về số đông.
Ôn hòa và né tránh xung đột chỉ khiến các tranh luận có ích bị phớt lờ, và tất nhiên nhiều trong số đó có thể là ý tưởng đột phá. Nhưng nó đã bị bóp chết chỉ vì Giám đốc điều hành không muốn xung đột và tranh luận.

Cám dỗ 5: Giám đốc điều hành sợ hạ thấp bản thân khi chia sẻ những khó khăn với nhân viên.
Bạn là lãnh đạo, và bạn muốn thể hiện bạn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, điều này hoàn toàn đúng. Nhưng để có sự đồng cảm của cấp dưới thì sự vững vàng cần được thể hiện thông qua sự chia sẻ thật lòng những vấn đề mà chính công ty và bản thân CEO đang vấp phải.
>>> Xem: Nâng cao năng lực quản lý cấp trung
Một điểm nữa là Giám đốc điều hành rất sợ bị mất mặt (cũng là sĩ diện) trước nhân viên. Và chính vì sợ, bạn không thể mở lòng, không thể mở lòng thì khó nhận được sự chia sẻ của cộng sự dẫn đến mất đi sự tin tưởng của cấp dưới nếu có bất cứ sự cố nhỏ nào xảy ra. Không sợ mất mặt đôi khi lại là liều thuốc hóa giải cho vấn đề này.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức