Nội dung bài viết
- Dưới đây là 5 Kỹ năng cần có của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
- 1. Tổ chức và triển khai công việc hiệu quả
- 2. Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp với công tác quản lý năng suất
- 3. Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp với công tác quản lý chất lượng
- 4. Kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
- 5. Kỹ năng giám sát công việc hiệu quả của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Kỹ năng cần có của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp bao gồm cả kỹ thuật quản lý và kỹ thuật chuyên môn. Bởi họ được xem như là cầu nối giữa quản lý cấp cao và các công nhân. Đây là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho người tổ trưởng.
Tổ trưởng sản xuất là người quản lý năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như mọi vấn đề liên quan đến nhân sự trong một tổ để đảm bảo thời gian giao hành đúng quy định. Tuy nhiên, đa số tổ trưởng đi lên từ công nhân nên gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý.
>>> Khóa đào tạo: Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Dưới đây là 5 Kỹ năng cần có của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

1. Tổ chức và triển khai công việc hiệu quả
Kỹ năng càn có của tổ trưởng sản xuất đầu tiên là là tổ chức và triển khai công việc hiệu quả. Công cụ lập kế hoạch 5W1H sẽ giúp cho họ hoạch định, lập kế hoạch một cách cụ thể nhất và ứng phó với những thay đổi nhằm đáp ứng được nhu cầu biến đổi của khách hàng.
Bên cạnh đó, tổ chức và triển khai công việc hiệu quả là biết cách giao việc và quản lý công việc theo kế hoạch. Người quản lý giỏi không phải người làm hết tất cả mọi việc, mà là người biết giao đúng việc cho đúng người. Hãy quản lý kế hoạch bằng sơ đồ Gantt và thực hiện các bước giao việc hiệu quả, bạn sẽ thấy ngay sự thay đổi tích cực.
>>> Xem: Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
2. Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp với công tác quản lý năng suất
Làm thế nào để tăng năng suất? Một nguyên tắc cơ bản để tăng năng suất là giảm thiểu đầu vào và tối đa hóa đầu ra. Muốn làm được điều này, người tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp phải được trang bị các kỹ năng và phương pháp nhằm giảm lãng phí, đổi mới và cải tiến liên tục, làm việc thông minh hơn và thực hiện năng suất xanh, năng suất sạch.

3. Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp với công tác quản lý chất lượng
Trong sản xuất, không chỉ có QC, mà tổ trưởng cũng phải quan tâm đến chất lượng. Chất lượng sản phẩm phải đảm bảo cả 3 yếu tố Q (Quality), C (Cost), D (Delivery) và hướng đến mục tiêu chung là thỏa mãn khách hàng. Người quản lý bao giờ cũng phải đặt ra câu hỏi “tại sao?”, “có gì cần cải tiến không?”, và phải đặt mình vào vị trí khách hàng để suy nghĩ, để tìm ra phương pháp tối ưu nhất đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp và giao hàng đúng hẹn cho khách hàng.
>>> Xem: Chuyên viên kiểm soát chất lượng QC
4. Kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Tổ trưởng sản xuất chính là cầu nối giữa quản lý cấp cao và các công nhân. Cho nên, việc truyền đạt thông tin qua lại rất quan trọng. Phải làm sao để cấp trên hiểu công nhân của mình, và phải làm sao cho công nhân hiểu cấp trên. Tất cả chỉ có khả năng giao tiếp tốt mới làm được.
Một cuộc giao tiếp có hiệu quả chính là bạn sẽ nghe những gì mà bạn muốn nghe. Cho nên, phải lắng nghe chủ động, đặt câu hỏi khơi gợi và cho phản hồi. Như vậy, cuộc giao tiếp của bạn sẽ thành công và bạn sẽ hiểu được đối phương muốn gì, nghĩ gì. Kỹ năng này không phải ngày một ngày hai là có được, mà phải rèn luyện rất lâu và trải qua nhiều biến cố.
>>> Xem: Kỹ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc hiệu quả
5. Kỹ năng giám sát công việc hiệu quả của tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp

Là một người quản lý, tổ trưởng phải rèn cho mình kỹ năng giám sát công việc hiệu quả. Giám sát công việc tức là tìm ra nguy cơ gây lỗi để phòng ngừa chứ không phải tìm ra lỗi để khắc phục. Hãy áp dụng 3 Mu và 3 Gen, vòng tròn P (Plan), D (Do), C (Check), A (Action), bạn sẽ thấy sự thay đổi khác biệt. Đó là kỹ năng cơ bản của bất cứ người tổ trưởng sản xuất nào mà muốn thăng tiến.
>>> Xem: Kỹ năng giám sát và quản lý sản xuất
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức