Học và làm luôn là hai hành động phải song hành cùng nhau. Học lý thuyết giỏi nhưng không thể áp dụng thực tế trong công việc một cách hiệu quả thì việc học là thất bại. Một chương trình học dù có hay đến đâu nhưng không xem trọng phần thực hành, không ứng dụng được vào thực tế thì chương trình đó là vô ích. Người học càng cao, càng nhiều bằng cấp nhưng đi làm không thể vận dụng kiến thức đó vào công việc thì bằng cấp là vô nghĩa. Vậy kỹ năng làm việc có quan trọng hay không?

Trong một bài viết trên báo tuổi trẻ về vấn đề học lý thuyết và làm thực tế có nêu lên quan điểm của ông Ito Junichi – CEO của công ty World Link Japan Inc nói về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động tại Việt Nam với đất nước mặt trời mọc. PMS xin chia sẻ lại bài báo này để cung cấp thêm một góc nhìn cho bạn đọc về việc học, việc làm và kỹ năng làm việc.
>>> Xem: Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
1. “Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng” – Ôngito Junichi chia sẻ về kỹ năng làm việc
TT – Tôi sinh ra ở Hokkaido năm 1946 khi nước Nhật vừa ra khỏi chiến tranh. Nước Nhật thuở nhỏ của tôi nghèo hơn các bạn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi không có đồ ăn, không quần áo, không giày dép. Dép nếu có là dép cao su, quần áo nếu có là quần áo thủng lỗ… Khi học tiểu học, tôi nhớ món ăn ngon nhất mà tôi có là trái chuối – và món đó chỉ có vào ngày thi đấu thể thao toàn trường, ngày cha mẹ các học sinh đều mang đồ ăn ngon đến để cổ vũ cho con cái.
Tôi nhớ cả cha mẹ tôi khi đó đều đi làm. Mẹ tôi phải ở chợ làm nghề cắt cá, rửa cá từ sáng sớm tới tối mịt. Mỗi khi mẹ tôi về, tôi chạy ra ôm mẹ và vẫn còn ngửi thấy mùi cá từ quần áo của bà. Đến giờ, tôi vẫn biết ơn mùi cá này. Bố mẹ tôi khi đó làm việc rất chăm chỉ để có đồ ăn. Cả nước Nhật ai ai cũng phải làm chăm chỉ như vậy, và đó là một điều hết sức tự nhiên.
Nhưng sau đó thì nước Nhật phát triển kinh tế rất nhanh. Mọi người nhanh chóng có đồ ăn, áo mặc. Có một điều là ngay từ 300 năm trước, nước Nhật đã biết sản xuất thép, đã có rất nhiều doanh nhân nhỏ, rất nhiều mô hình kinh tế – nền móng cơ bản của kinh tế thị trường nên chúng tôi dễ dàng phát triển lên sau chiến tranh.
Về mặt tinh thần, người Nhật bị ảnh hưởng nhiều của samurai. Ngay từ bé, tinh thần đó dạy tôi phải luôn tự quyết định lấy mọi việc của mình. Mẹ tôi thì luôn dạy đừng làm gì sai trong đời, vì mọi thứ trên đời đều có ông trời nhìn thấy. Tinh thần samurai thì không được làm điều xấu, không trộm cắp, phải luôn trung thực và giúp đỡ những người nghèo khó. Với Nhật Bản, tinh thần samurai có nghĩa là phải luôn hành động đúng nhất. Điều đó rất tốt cho sản xuất, vì trong sản xuất phải làm điều đúng, chính xác…

Khi tôi mới đến Việt Nam 20 năm trước, tôi thấy người Việt Nam cũng rất chăm chỉ như người Nhật. Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người Việt Nam thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.
Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.
Chính phủ Việt Nam nói muốn phát triển công nghiệp nhưng nếu người trẻ coi thường lao động chân tay thì đến bao giờ mới có nền công nghiệp phát triển được? Nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ Việt Nam không muốn làm việc đó.
Khi tôi còn trẻ, có rất nhiều người Nhật làm việc trong nhà máy. Và người Nhật rất tôn trọng họ vì họ là những người lao động chân tay, họ có kỹ năng thật sự. Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng.
Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…
>>> Xem: Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
Rút ra kinh nghiệm về kỹ năng làm việc qua câu chuyện
Qua những chia sẻ của ông Ito Junichi, ta lại có thêm một góc nhìn về việc học và kỹ năng làm việc, học như thế nào để hiểu thực tế cần gì và chúng ta làm được những gì. Qua bài viết này các quản lý sản xuất cũng hiểu và trân trọng hơn nhân viên của mình đang làm việc tại các xí nghiệp, nhà xưởng. Chính kỹ năng làm việc giỏi của họ mới tạo ra những sản phẩm chất lượng cho thị trường, từ đó người quản lý cần phải biết cách để hướng dẫn, tổ chức và sắp xếp công việc một cách hiệu quả nhất.

Học và làm luôn là hai hành động phải song hành cùng nhau. Học lý thuyết giỏi nhưng không thể áp dụng thực tế trong công việc một cách hiệu quả thì việc học là thất bại. Một chương trình học dù có hay đến đâu nhưng không xem trọng phần thực hành, không ứng dụng được vào thực tế thì chương trình đó là vô ích. Người học càng cao, càng nhiều bằng cấp nhưng đi làm không thể vận dụng kiến thức đó vào công việc thì bằng cấp là vô nghĩa.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức