Nội dung bài viết
- Kế hoạch bán hàng là gi?
- Cách để củng cố kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả
- 1. Mô hình SMART xác định mục tiêu bán hàng
- 2. Xác định và nghiên cứu nhóm đối tưởng khách hàng mục tiêu
- 3. Khảo sát và nghiên cứu, phân tích thị trường
- 4. Xây dựng kế hoạch Marketing
- 5. Xây dựng chiến lược và triển khai
- 6. Xác định những thách thức, khó khăn sẽ phải đối mặt
- 7. Đưa ngân sách để thực hiện kế hoạch bán hàng
Để có được sự duy trì cũng như phát triển Doanh nghiệp lâu dài thì kế hoạch kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Dù quy mô của doanh nghiệp vừa, nhỏ hay lớn thì phải có kế hoạch bán hàng thì mới thành công được. Vậy làm sao để sở hữu được kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả? Thực hiện có khó không?
>>> Xem: Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Cùng PMS tìm hiểu kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả, giúp Doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện bước bán hàng hiệu quả nhé.

Kế hoạch bán hàng là gi?
Kế hoạch bán hàng – Sale Plan giúp Doanh nghiệp đưa ra chiến lược, đặt ra các định hướng, mục tiêu thực hiện và biến mục tiêu của mình thành hiện thực. Đây là một quá trình giúp các bạn thực hiên các hoạt động tiếp thị và bán hàng hóa hiệu quả và phù hợp. Đáp ứng đầy đủ những điều kiện hiện có của Doanh nghiệp.
- Khi xây dựng một kế hoạch bán hàng thì các bạn nên thể hiện tầm nhìn chiến lược. Mang đến chiến lược bán hàng ngắn gọn nhưng đầy đủ cho khách hàng tiềm năng của mình.
- Nhằm thu hút được khách hàng mới, thì đây là một mục tiêu không thể thiếu trong kế hoạch. Để có được kỹ năng bán hàng hiệu quả thì doanh nghiệp cần thực hiện những điều sau:
- Truyền đạt mục tiêu công ty đề ra cho bộ phận bán hàng và chuyển giao chúng cho những bên khác.
- Xây dựng chiến lược và định hướng cho đội ngũ bán hàng
- Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận.
- Kiểm tra và giám sát đội ngũ bán hàng

Cách để củng cố kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả
1. Mô hình SMART xác định mục tiêu bán hàng
Đây chính là bước đầu tiên và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quyết định những bước thực hiện tiếp theo mà bạn sẽ làm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định mục đích của sản phẩm, kế hoạch chiến dịch thực hiện trong bao lâu, và ước lượng doanh thu sẽ đạt được,…
Trong quá trình xây dựng chiên lược bán hàng, các Doanh nghiệp thường sử dụng mô hình Marketing SMART. Để xác định được mục tiêu bán hàng cũng như khách hàng tiềm năng. Và đưa ra tỷ lệ thành công của từng chiến dịch.
- S – Specific: Mục tiêu củ thể, rõ ràng và dễ hiểu
- M – Measureable: Số liệu có thể đo lường được và cụ thể
- A – Achievable: Có khả năng đạt được mục tiêu đề ra
- R – Realistic: Tính thực tế, chân thực, không viển vông hay xa vời
- T – Time Bound: Thời gian để đạt được chiến lược bán hàng
2. Xác định và nghiên cứu nhóm đối tưởng khách hàng mục tiêu
Trong kế hoạch chiến lược bán hàng, yếu tố quan trọng nhất là khách hàng. Mọi mục tiêu xây dựng đều xung quanh khách hàng mục tiêu. Càng nắm nhiều thông tin khách hàng thì Doanh nghiệp càng dễ dàng xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn.
Các bạn hãy xây dựng chân dung khách hàng, khi đối tượng khách hàng là một cá nhân. Xác định khách hàng thông qua giới tính, sỏ thích, địa lý, thói quen, hành vi và nhân khẩu học của họ. Trên những hoạt động ở các nền tảng mạng xã hội, hay trên Internet. và về hành vi mua sắm hay khả năng về tài chính.
Tiếp theo là quá trình phân chia nhóm khách hàng. Theo nhóm khách hàng đang sử dụng và đã sử dụng dịch vụ và sản phẩm. Ngoài ra, bạn còn phân loại 4 nhóm khách hàng:
- Khách hàng trung thành
- Khách hàng tiềm năng
- Khách hàng giá trị thấp
- Khách hàng phản hồi tiêu cực
Nhờ vào việc phân loại khách hàng giúp cho Doanh nghiệp đưa ra những chiến lược thực hiện hiệu quả hơn. Phù hợp với từng nhóm đối tượng và triển khai tiếp thị sản phẩm hiệu quả và có được những quyết định thích hợp.
Với khách hàng là Doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Thì các bạn dựa vào các yếu tố như quy mô, doanh số, doanh thu, nội bộ nhân sự hay lĩnh vực kinh doanh để xây dựng chân dung đối tượng hiệu quả hơn.
3. Khảo sát và nghiên cứu, phân tích thị trường
Bạn cần phải thực hiện bước này một cách chi tiết và cẩn thận thị trường cũng như đối thủ củ mình. Quá trình này sẽ ảnh hưởng đến phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng và vốn đầu tư,… một cách trực tiếp.
Các bạn không nên bỏ qua đối thủ cạnh tranh. Vì bạn có thể học hỏi được nhiều điều, những phương pháp Marketing. Từ đó, bạn có thể học hỏi và rút được những kinh nghiệm để tránh gặp phải trong quá trình triển khai.

4. Xây dựng kế hoạch Marketing
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn dù có lợi hay tốt đến cỡ nào thì cũng sẽ không tiếp cận được khách hàng. Nếu không được quảng bá một cách hiệu quả. Do đó, một kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả, sẽ giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Một điều mà các bạn cần nắm rõ trước khi xây dựng kế hoạch quảng cáo. Đó là:
- Phân loại khách hàng – Segment
- Khách hàng mục tiêu – Target
- Định vị thương hiệu – Position
Vì khách hàng chính là yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất quyết định chiến lược quảng cáo có thành công hay không.
5. Xây dựng chiến lược và triển khai
Khi các bạn đã có được khách hàng mục tiêu và kế hoạch quảng cáo. Thì khâu tiếp theo là triển khai những gì bạn đã nghiên cứ để đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên xây dựng các bước triển khai mục tiêu thực hiện và so sánh chiến lược này khác gì với các chiến lược của các năm trước,…
Liệt kê từng công đoạn thực hiện chi tiết, bước triển khai cụ thể. Dựa trên các hoạt động của từng hoạt động thường ngày của Doanh nghiệp, nhân viên, quy trình và thiết bị,… Sau đó tiến hành triển khai chiến lược biến mục tiêu đề ra thành hiện thực. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải cung cấp thêm những chính sách sau bán hàng và chính sách bảo hành cho khách hàng.
6. Xác định những thách thức, khó khăn sẽ phải đối mặt
Khi quyết định kinh doanh thì các bạn phải xác định rằng sẽ phải đối mặt với những thất bại, khó khăn. Điều quan trọng nhất, là bạn phải đối mặt với khó khăn đó, và đưa ra các phương pháp giải quyết phù hợp. Thay vì trốn tránh thì hãy liệt kệ những rủi ro, khó khăn mà bạn sẽ gặp. Để đưa ra những cách thức giải quyết cho phù hợp và hiệu quả.
7. Đưa ngân sách để thực hiện kế hoạch bán hàng
Các bạn cũng cần phải dự trù kinh phí, tính toán ngân sách cho mỗi chiến dịch để thực hiện kế hoạch hợp lý và hiệu quả. Trong ngân sách của Doanh nghiệp. Với ước tính ngân sách ban đầu thì bạn có thể xác định được số vốn cũng như lợi nhuận cho tương lai.
Như vậy, với các bước trong kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả mà PMS đem đến cho các bạn. Hy vọng có thể giúp các bạn xây dựng kế hoạch bán hàng thúc đẩy doanh số.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/
TIn Tức- Kiến thức liên quan
➡ Chuyên Đề Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên Đề Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên Đề Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên Đề Ngành Bán Hàng
➡ Chuyên Đề Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức