Nội dung bài viết
Lãnh đạo vĩ đại hay tầm thường hơn nhau ở chỗ nào? Cách tốt nhất để trở thành lãnh đạo vĩ đại là tìm hiểu xem họ muốn gì ở thời điểm hiện tại và mong muốn công việc của họ trong tương lai như thế nào?. Hãy gặp gỡ và trao đổi về mục tiêu, ước mơ nghề nghiệp của nhân viên. Sau đó, cố gắng bằng mọi cách trong quyền hạn của mình giúp đỡ họ đạt được những mục tiêu đó. Các nhà quản lý cũng có thể giao nhiệm vụ cho nhân viên tương thích với những việc họ muốn làm. Đây là điểm nổi bật và khác biệt để phân biệt nhà lãnh đạo tầm thường hay vĩ đại.
>>> Xem: Kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo vĩ đại hay tầm thường hơn nhau ở chỗ nào?
1. Ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của cấp dưới
Nhiều người làm việc rất chăm chỉ, nhưng lại không nhận được bất cứ sự công nhận nào từ sếp của họ vì cho rằng đó là điều nghiễm nhiên họ phải làm, hoặc chỉ được sếp hẹn gặp riêng khi họ đã làm sai sót điều gì đó.
Chính sự thờ ơ của các lãnh đạo có thể khiển cho nhân viên mất cảm hứng sáng tạo và đam mê cống hiến cho công ty. Tệ hơn, những nhân tài của công ty hoàn toàn có thể xin nghỉ việc, và chuyển sang một công ty khác coi trọng tài năng của họ hơn.
“Lời nói chẳng mất tiền mua”, nhất là một lời khen, vì vậy, lãnh đạo vĩ đại sẽ dành tặng những lời khen cho những nhân viên thật sự cố gắng hoặc đạt năng suất làm việc cao.
>>> Xem: Kỹ năng trao quyền, động viên nhân viên
2. Tạo một môi trường làm việc minh bạch

Hầu hết mọi người đều sẵn sàng làm những công việc mình được giao. Nhưng họ sẽ càng sẵn lòng và nhiệt tình làm việc hơn nếu họ biết được lý do tại sao họ đang làm công việc ấy.
Các băn khoăn như “Chính sách công ty đã thay đổi, nhưng chúng tôi không biết tại sao phải làm thế”, hay đánh giá KPI của từng nhân viên cần được xử lý, thông báo một cách rõ ràng, minh bạch. Họ không biết được nguyên nhân tại sao vì lãnh đạo không nói cho họ biết, hoặc phải lắng nghe cụm từ kinh điển “vì tôi đã quyết định như thế”.
Các lãnh đạo vĩ đại sẽ dành thời gian để trao đổi, giải đáp những thắc mắc cho nhân viên, để khiến họ cảm nhận mình thực sự là một phần của công ty.
3. Tìm ra yếu tố thúc đẩy cấp dưới
Động lực làm việc của mỗi cá nhân là khác nhau. Tìm ra được yếu tố thúc đẩy cấp dưới là chìa khóa giúp tăng năng suất của họ và của cả công ty. Vì vậy, hãy dành thời gian để hỏi họ xem điều gì thúc đẩy họ làm việc.
Các câu hỏi có thể bao gồm mẫu người lãnh đạo vĩ đại mà họ thích làm việc cùng, những điểm cần cải thiện trong môi trường làm việc, hay loại công việc nào họ cảm thấy hứng thú.
4. Bám sát sự phát triển của nhân viên
Cấp trên gặp mặt nhân viên của mình để bàn về sự phát triển của họ, và nói rằng đó là một việc rất quan trọng, nhưng không hề đả động gì đến họ sau đó vì họ rất bận. Đó là một dấu hiện cho thấy không thực sự quan tâm về vấn đề này.

Đã là lãnh đạo vĩ đại thì không nên chỉ nói suông, mà nên làm những gì đã nói và nói những điều sẽ làm bằng cách theo dõi sự phát triển của nhân viên. Hãy thể hiện sự nghiêm túc và sự quan tâm thật sự trong việc giúp đỡ cấp dưới của mình.
5. Chân thành và quan tâm
Nhiều nhà lãnh đạo tự tách mình ra khỏi phần còn lại của công ty vì tỏ ra ngạo mạn và trịch thượng. Những nhà lãnh đạo vĩ đại là những người nói chuyện thân thiện với tất cả mọi người và biết rằng mỗi cá nhân có một giá trị riêng.
Lãnh đạo nên trò chuyện với nhân viên và quan tâm đến cả đời tư và công việc của họ, thể hiện sự quan tâm tới họ với tư cách là một con người, chứ không phải một cấp trên.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức