Nội dung bài viết
Tính đến 08/2021, dịch Covid 19 đã lan rộng trong cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của toàn dân. Đặc biệt, trong làn sóng Covid thứ 4 này, TpHCM là một trong những địa phương gánh chịu tổn thất nặng nề nhất khi các ca nhiễm liên tục gia tăng và thành phố đã phải áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 lâu nhất trong lịch sử. Song song với những biện pháp mạnh tay ở mức độ dập dịch không cho lây nhiễm trong cộng đồng, việc tiêm vắc xin phòng covid 19 cho người dân là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan và đưa đất nước sớm tiến vào giai đoạn bình thường mới.
Hiện nay có khá nhiều các loại vắc xin phòng Covid 19. Tại Việt Nam, 6 loại vắc xin được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng bao gồm: AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga), Vero Cell (Sinopharm) (Trung Quốc), Pfizer (Đức-Mỹ), Moderna (Mỹ) và Janssen. Trong đó, số lượng được sử dụng nhiều nhất là AstraZeneca. Việc tiêm văc xin sẽ được ưu tiên theo đối tượng (trước mắt tập trung vào những người có khả năng phơi nhiễm cao và người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền) và sẽ áp dụng cho toàn dân khi lượng vắc xin đầy đủ.
Dù việc tiêm vắc xin là cần thiết, nhưng không phải cá nhân nào được tiêm vắc xin là sẽ được miễn dịch hoàn toàn với virut SARS COV2. Tuy nhiên, người được tiêm vắc xin ít có khả năng bị lây nhiễm bệnh mà không có triệu chứng (hay còn gọi là lây nhiễm không triệu chứng) cũng như ít có khả năng lây lan vi-rút COVID-19 cho những người khác.
TpHCM là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng. Vì vậy, việc tiêm vắc xin cho toàn dân đang được gấp rút thực hiện. Trước tình hình này, bạn cần nắm được những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng Covid 19 để khi đến lượt tiêm, bạn đã có sự chuẩn bị đầy đủ nhất, đảm bảo tốt cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh.
Những lưu ý trước khi tiêm vắc xin phòng Covid 19
Khi có lịch tiêm vắc xin phòng Covid 19, bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo lịch tiêm hoặc được khu phố phát phiếu hẹn tiêm theo ngày giờ cụ thể. Để việc tiêm vắc xin phòng 19 được thuận lợi, bạn cần chuẩn bị:
- Mang theo giấy CMND/ thẻ căn cước
- Mang theo giấy hẹn lịch tiêm (nếu có)
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại và khai báo thông tin trước
- Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm hoặc tại địa điểm tiêm (có thể khai báo điện tử trước để tranh tụ tập và chờ đợi). Tuyệt đối tuân thủ 5K của bộ y tế
- Chủ động thông báo với cán bộ y tế những thông tin có liên quan đến sức khỏe như: tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh mạn tính đang điều trị (nếu có), các thuốc đang sử dụng gần đây (nếu có), tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân, tình trạng đang mang thai hoặc cho con bú (nếu có)…
- Không uống rượu, bia hoặc sử dụng các chất kích thích vào trước và trong ngày tiêm
- Nên tiêm vào cánh tay không thuận (đề phòng trường hợp phản ứng sau tiêm bị đau, sưng gây khó khăn cho sinh hoạt). Bạn nên chủ động báo cho nhân viên y tế biết điều này
- Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm
- Chủ động hỏi nhân viên y tế loại vắc xin phòng Covid 19 bạn được tiêm và lịch tiêm muỗi tiếp theo cũng như những phản ứng có thể gặp phải đối với loại vắc xin này
Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid 19
- Ở lại sau tiêm tối thiểu 30 phút để được theo dõi, xử lý kịp thời những phản ứng (nếu có)
- Hỏi cán bộ y tế và lưu số điện thoại để liên hệ trong trường hợp cần thiết
- Không được bôi, đắp thuốc hoặc bất kỳ thứ gì lên vết tiêm
- Không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vắc xin phòng covid 19
- Lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng Covid 19
- Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe liên tiếp 3 tuần sau tiêm
- Uống nhiều nước để bù nước, nhưng nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung bằng nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nếu buồn nôn và chán ăn, nên ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp… và chia nhỏ bữa ăn
- Các phản ứng thông thường sau tiêm bao gồm: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn. Lưu ý: khi gặp các triệu chứng này, bạn hết sức bình tĩnh vì những phản ứng này cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh. Tình trạng này sẽ tự hết sau vài ngày
- Thường xuyên đo thân nhiệt: nếu sốt dưới 38,5 độ, chườm/ lau bằng khăn ấm tại trán, hố nạch, bẹn. Nếu sốt trên 38,5 độ, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt trở lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn
- Lưu ý các phản ứng nghiêm trọng: tê môi, lưỡi, phát ban, ngứa, tắc ngẽn, căng cứng ở họng, khó thở, thở dốc, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, mạch yếu, chóng mặt, cảm giác muốn ngã, chân tay co quắp…Các triệu chứng này thường xuất hiện sau vài giờ tiêm hoặc 1-2 ngày sau tiêm. Nếu gặp những triệu chứng này, bạn cần liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Lời khuyên của chuyên gia y tế khi tiêm vắc xin phòng Covid 19
Hiên nay, có nhiều loại vắc xin phòng Covid 19. Do đó, một số trường hợp có tâm lý muốn lựa chọn và chờ đợi vắc xin mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch. Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin.
Hy vọng bài viết những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng Covid 19 do trường tư vấn đào tạo PMS cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, để bạn chuẩn bị thật đầy đủ và kỹ lưỡng nhất cho đợt tiêm của mình. Và trong một tương lai gần TpHCM nói riêng và Việt Nam nói chung có thể chủng ngừa được với virut SARS COV2, và một trạng thái “bình thường mới” được thiết lập trở lại với đất nước của chúng ta
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức