Quản trị rủi ro là quá trình dự đoán những rủi ro ảnh hưởng đến Doanh nghiệp một cách khoa học và có hệ thống. Công việc này nhằm xác định trước vấn đề và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất bất lợi từ rủi ro. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp còn có thể tận dụng rủi ro đó để làm một bước đà cho sự phát triển vũng vàng và mạnh mẽ hơn. Vậy một số rủi ro Doanh nghiệp thường gặp là gì? Mục đích và quy trình của việc quản trị rủi ro như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho Doanh nghiệp.
Mục lục
- Một số rủi ro Doanh nghiệp thường xuyên đối mặt
- Lý do phải quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp?
- 1. Góp phần hỗ trợ Doanh nghiệp thay đổi chiến lược đúng đắn
- 2. Giúp chủ động ứng phó đối với những rủi ro có xác suất xảy ra cao
- 3. Quản trị rủi ro giúp tránh lãng phí ngân sách trong đầu tư
- 4 Quản trị rủi ro hỗ trợ trong việc đầu tư kinh doanh
- 5. Tổng quan về quy trình quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp
- 6. Xác định trước những rủi ro
- 7. Nhận diện rủi ro trước bối cảnh của doanh nghiệp
- 8. Phân tích trước rủi ro
- 9. Đánh giá mức độ rủi ro
- 10. Giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro
- 11. Giám sát rủi ro mới và hiện có
- 12. Tham khảo và tiếp nhận thêm những ý kiến bên ngoài
Một số rủi ro Doanh nghiệp thường xuyên đối mặt

Các nhà quản trị rủi ro đã tổng hợp và nhận định những rủi ro sau đây thường xuất hiện trong quá trình hoạt động vầ phát triển công ty:
1. Rủi ro trong chiến lược
Trong quá trình xây dựng hoặc thực thi chiến lược, Doanh nghiệp ít nhiều cũng sẽ gặp phải những vấn đề không lường trước được. Đây chính là rủi ro trong chiến lược của doanh nghiệp. Những rủi ro này bao gồm đường lối chiến lược không rõ ràng hoặc sai với mục đích phát triển của Doanh nghiệp, thực hiện không đúng ý đồ chiến lược, không đưa ra giải pháp kịp thời khi môi trường kinh doanh có sự đổi mới.
2. Rủi ro về cạnh tranh với đối thủ
Các rủi ro trong việc cạnh tranh với đối thủ là một vấn đề doanh nghiệp thường phải đối mặt nhất. Những lợi thế từ phía đối thủ như chi phí sản xuất rẻ, chất lượng sản phẩm là một trong những nguyên do ngăn cản doanh nghiệp đạt được mục đích trong kinh doanh.
3. Rủi ro do sự biến động của nền kinh tế
Sự biến động của thị trường kinh tế cả nước cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận của các Doanh nghiệp sẽ bị tác động bởi sự tăng giảm phụ thuộc theo giá cả thị trường.
4. Rủi ro xuất phát từ hoạt động của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp còn phải đau đầu trước những rủi ro tiềm tàng từ các hoạt động của Doanh nghiệp như: những rủi ro trong việc tổ chức hội thảo, sự kiện, quá trình tư vấn, chăm sóc khách hàng,…
Đây là những rủi ro có dự đoán trước được dù Doanh nghiệp đã có những kế hoạch tổ chức bài bản và tốt nhất.
5. Rủi ro về mặt pháp lý
Nhiều quy định pháp luật được ban hành có thể gây khó khăn hoặc cản trở sự phát triển của Doanh nghiệp. Từ đó sẽ dễ xảy ra những rủi ro về vi phạm và tranh chấp pháp lý gây ảnh hưởng đến ngân sách, thời gian của Doanh nghiệp.
6. Rủi ro từ thương hiệu
Khi phát triển một thương hiệu, Doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi những lời nói xấu hoặc bôi nhọ từ các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, đôi khi doanh nghiệp phải gặp phải những rủi ro về vấn đề ăn cắp, giả mạo thương hiệu.
7. Rủi ro trong thanh toán
Rủi ro xuất phát từ các khoản nợ từ những khách hàng nợ không đủ khả năng thanh toán. Hầu hết Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro này đều bị ảnh hưởng đến ngân sách và làm chậm tiến trình phát triển.
Tham khảo: Khóa học kỹ năng lãnh đạo
Lý do phải quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp?

Những rủi ro trên giúp cho Doanh nghiệp nhận ra những thiếu sót trong chiến lược phát triển. Nhờ đó mà đưa ra cách quản trị rủi ro hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích.
1. Góp phần hỗ trợ Doanh nghiệp thay đổi chiến lược đúng đắn
Quản trị rủi ro liên quan trực tiếp đến công việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp. Khi đổi mặt với rủi ro các nhà quản trị sẽ tìm giải pháp và thay đổi chiến lược kịp thời. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển bền vững và có nhiều kinh nghiệm xử lý khó khăn trong tương lai.
2. Giúp chủ động ứng phó đối với những rủi ro có xác suất xảy ra cao
Những nhà quản trị rủi ro sẽ dự đoán, đánh giá và đưa ra những cách thức dự trù tốt nhất. Nhờ đó mà doanh nghiệp kịp thời giải quyết các tình huống xấu nhất gây cản trở sự tăng trưởng và phát triển. Công việc quản trị rủi ro sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động hơn trước khi vấn đề hay rủi ro xảy ra.
3. Quản trị rủi ro giúp tránh lãng phí ngân sách trong đầu tư
Nếu không thể lường trước rủi ro và đưa ra biện pháp thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Từ đó tác động lớn đến ngân sách đầu tư và chi phí cho việc giải quyết rủi ro. Quản trị rủi ro sẽ xác định rõ những chi phí trong quá trình đầu tư, vận hành và xử lý các vấn đề. Qua đó, Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa những chi phí phát sinh không đáng có.
4 Quản trị rủi ro hỗ trợ trong việc đầu tư kinh doanh
Quản trị rủi ro được xem là một công cụ hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Thông qua các nhận định và giải pháp về các khó khăn phải đối mặt, Doanh nghiệp sẽ tăng tỷ lệ thành công trong quá trình trao đổi và thương lượng kinh doanh với khách hàng.
5. Tổng quan về quy trình quản trị rủi ro trong Doanh nghiệp

6. Xác định trước những rủi ro
Doanh nghiệp cần dự đoán và lên danh sách tổng quan về những rủi ro có thể gặp phải. Từ đó mà đưa ra những phân tích đánh giá chi tiết nhất.
7. Nhận diện rủi ro trước bối cảnh của doanh nghiệp
Ở bước này, bạn cần nhận định môi trường Doanh nghiệp và sự biến động của thị trường. Qua đó, bạn có thể phân loại và sắp xếp rủi ro đúng mức độ và vị trí, xác suất có thể xảy ra.
8. Phân tích trước rủi ro
Doanh nghiệp cần xác định rõ hơn về tầm ảnh hưởng và quá trình ảnh hưởng đến Doanh nghiệp. Bước này nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những vấn đề mà Doanh nghiệp phải đối mặt để đưa giải giải pháp chính xác.
9. Đánh giá mức độ rủi ro
Sau đó, các nhà quản trị rủi ro cần xem xét mức độ rủi ro có chấp nhận được không trước tình hình phát triển của doanh nghiệp. Hậu quả mà rủi ro sẽ tác động ở phạm vi như thế nào và có ảnh hưởng quá sâu đến ngân sách được đề ra trước đó hay không.
10. Giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro
Dựa trên những kết quả của việc đánh giá rủi ro, mà Doanh nghiệp cần lên kế hoạch để giảm thiểu hậu quả bằng cách sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể.
11. Giám sát rủi ro mới và hiện có
Sau đưa ra kế hoạch, Doanh nghiệp nên tiếp tục theo dõi các rủi ro mới và hiện có để hạn chế tình huống xấu. Đồng thời Doanh nghiệp có thể thường xuyên có để cập nhật phương pháp cho phù hợp nhất.
12. Tham khảo và tiếp nhận thêm những ý kiến bên ngoài
Các nhà quản lý, cổ đông trong nội bộ công ty nên tổ chức họp bàn về các rủi ro. Nhiều ý kiến khác nhau sẽ mang đến những thông tin tham khảo tốt nhất cho hoạch định các giải pháp quản trị rủi ro.
Tham khảo thêm khóa học tại PMS: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin hữu ích giúp cho doanh nghiệp xác định được công việc của quản trị rủi ro, Nhờ đó mà tích lũy những kiến thức cần thiết để góp phần phát triển Doanh nghiệp vững chắc và lâu dài đến mai sau.