Nội dung bài viết
Để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên thì môi trường làm việc ổn định, có tổ chức sẽ là điều kiện tiên quyết để phát huy năng suất làm việc của đội nhóm. Là một nhà quản lý bạn phải liên đới kiểm soát trong tất cả các nhiệm vụ:
- Chất lượng của các mối quan hệ và việc trao đổi
- Duy trì một môi trường hợp tác trong nhóm
- Thúc đẩy các nhân viên
- Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm
- Khai thác tiềm năng của mỗi người ngoài môi trường công việc, thông qua các hoạt động văn hoá hay giải trí
>>> Xem: Kỹ năng lãnh đạo
Những cách tăng năng suất của nhân viên

1. Làm việc với các quy tắc rõ ràng
Các quy tắc phải được xác định ngay từ đầu. Tăng tiền lương và quản lý theo mục tiêu có thể là đòn bẩy thúc đẩy rất tốt và tăng năng suất làm việc của nhân viên. Nêu rõ các quy tắc là cách giúp cấp dưới hiểu rõ hơn về cách thức quản lý của bạn.
2. Mô tả nhiệm vụ, mục tiêu và giá trị doanh nghiệp một cách rõ ràng
Việc cần thiết là bạn phải giải thích các kế hoạch, giá trị, vị trí của nhóm trong tổng thể. Hãy chắc chắn rằng nhân viên tìm thấy chỗ đứng của mình và giá trị của họ trong nhóm.
3. Sự gắn kết của đội nhóm
Các nhân viên phải là một phần của một nhóm hoặc đơn vị làm việc, mà trong đó các mối quan hệ phải được kết hợp một cách cởi mở và thân thiết. Người quản lý phải tìm ra được ai là người có khả năng kết nối, ai là người thụ động trong các mối quan hệ để biết cách thay đổi, sắp xếp và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
>>> Xem: Quản trị nhân sự cơ bản

4. Để nhân viên học hỏi những điều mới
Điều này đòi hỏi phải tạo ra những thử thách phù hợp với từng nhân viên và tưởng thưởng cho thành công của họ, bằng cách thưởng cho từng cá nhân trong nhóm. Đó là cách nhanh nhất có thể để tạo ra hiệu quả trong công việc, tăng năng suất làm việc của nhân viên, cũng như tăng uy tín của bạn.
5. Tham gia vào các quyết định của công ty
Hãy thử để các nhóm tham gia vào các dự án quan trọng của công ty, điều này cho phép họ thay đổi cách thức hoạt động để có sự điều chỉnh linh hoạt.
Khi nhân viên tham gia vào các quyết định của công ty, nghĩa là họ nhận thấy tầm quan trọng của vị trí công việc mà mình đảm nhận, như vậy sẽ thúc đẩy sự hăng hái của từng thành viên trong công ty.
6. Phát triển những ý tưởng mới và thực hiện nó
Chứng tỏ với nhân viên của bạn rằng bạn không phải là nhà quản lý thiếu năng lực, sáng tạo. Là một nhà quản lý, bạn phải luôn luôn tìm kiếm hướng phát triển cho Doanh nghiệp thông qua các ý tưởng mới. Hãy lắng nghe những nhận xét cũng như sự đóng góp ý kiến của nhân viên, bạn sẽ phải bất ngờ về những ý tưởng táo bạo và mới mẻ của họ.
>>> Xem: Quản trị nhân sự nâng cao
7. Nhận lỗi khi không hoàn thành lời hứa
Nhà quản lý- không có nghĩa là mọi điều bạn thực hiện đều đúng, bạn nên nhận lỗi khi không thực hiện đúng cam kết của mình, điều này sẽ thúc đẩy các nhân viên ủng hộ bạn trong tất cả các quyết định mà bạn đưa ra sau này.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức