Nhân sự là gì? Đây là một bộ phận có trách nhiệm giám sát các vấn đề liên quan đến yếu tố con người trong một tổ chức. Nhiệm vụ của HR được ví như “những sợi tơ nhện” giúp gắn kết các thành viên và giữ cho mọi thứ đúng quy định, từ đó đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng của nhân viên đối với công ty. Hãy cùng Học Viện PMS tìm hiểu chi tiết công việc nhân sự là làm gì cũng các nội dung liên quan ngay trong bài viết này nhé!
1. Nhân sự là gì?
Nhân sự hay HR (Human resource) là công việc được xem như là quá trình quản lý một vòng đời của một nhân viên trong doanh nghiệp. Công việc đó bao gồm tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu quả làm việc, xây dựng chế độ phúc lợi, lương thưởng và cả công việc ra quyết định sa thải nhân viên. Mỗi công ty dù to hay nhỏ đều cần bộ phận nhân sự để quản lý nguồn lao động, xây dựng chính sách và đảm bảo họ duy trì thực hiện.
2. Vai trò của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Thông thường trong mỗi công ty, bộ phận HR thường phải đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Trong quá trình đào tạo tại nhiều tổ chức khác nhau, Học viện PMS nhận thấy một số nhiệm vụ phổ biến mà các nhà nhân sự thường phải đảm nhận như:
2.1 Tuân thủ luật pháp
Cần đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về lao động như thực hiện các quy định trong công tác tuyển dụng, an toàn môi trường làm việc và nhiều quy định khác.
Điều này cần được thực hiện vì nếu không đáp ứng sẽ khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng, gây ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Nhân viên HR cũng đảm bảo rằng nhân viên có hợp đồng làm việc hợp pháp cho công ty của họ và giải quyết mọi thắc mắc của nhân viên cho các vấn đề liên quan.
2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mỗi một thành viên trong công ty, cho dù là mới hay cũ thì họ đều cần thường xuyên được phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều này giúp đội ngũ lao động luôn đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, thích ứng tốt với những thay đổi của môi trường.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể thông qua các buổi họp nhóm hoặc thông qua các khóa học offline hay online. Bộ phận nhân sự cũng có thể hỗ trợ phát triển nghề nghiệp của nhân viên bằng cách hợp tác cùng các Học viện đào tạo để giúp nhân viên được trang bị kỹ năng cần thiết và nhận được những chứng chỉ tương ứng. Đây chính là minh chứng tốt nhất cho sự cố gắng, nỗ lực của họ.
Tại chức năng này, nhân sự đảm nhận việc giám sát nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp. Các khóa học phát triển nghề nghiệp và đào tạo các kỹ năng chuyên môn là điều cần thiết cho họ. Tại PMS, bạn có thể tìm thấy các lĩnh vực đào tạo như quản lý – kỹ năng mềm, nhân sự, sản xuất, bán hàng… đây đều là những lĩnh vực luôn có nhu cầu đào tạo cực kỳ lớn.
2.3 Đánh giá năng suất và sự thăng tiến
HR là người đánh giá hiệu suất công việc của tất cả nhân viên. Quá trình đánh giá hiệu suất là việc so sánh các tiêu chuẩn và kỳ vọng có đạt được hay không? Liệu những mục tiêu kinh doanh đề ra có phù hợp hay chưa?
Dựa trên những báo báo từ kết quả, cùng xem xét với các yếu tố khác như: thâm niên, kinh nghiệm… Người quản lý và bộ phận nhân sự cùng ra quyết định thăng chức nhân hay tăng lương cho nhân viên. Thông thường, nhân sự làm việc cùng ban lãnh đạo để thiết lập quy tắc và tiêu chuẩn đối với việc thăng tiến và khen thưởng cho những nhân viên xuất sắc và cống hiến.
3. Các nhóm công việc cụ thể của bộ phận nhân sự
3.1 Mảng tuyển dụng và cung cấp nguồn lao động
Vai trò quan trọng nhất của HR là xác định nhu cầu số lượng nhân sự của công ty, từ đó thực hiện công tác thu hút ứng viên tiềm năng và tuyển dụng nhân viên mới. Công việc này bao gồm các nhiệm vụ quan trọng như xác định nhu cầu và tiêu chuẩn cho từng vị trí, thiết kế bản mô tả công việc và đăng tin tuyển dụng. Sau đó tiến hành đánh giá hồ sơ, phỏng vấn và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.
Quá trình tuyển dụng và ra quyết định ký kết hợp đồng có tính chất đặc biệt quan trọng vì việc tuyển dụng đúng người giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn, cải thiện kết quả kinh doanh và tránh được tỷ lệ nghỉ việc từ nhân viên.
-> Xem ngay: Kế hoạch nhân sự là gì? Cách lập kế hoạch nhân sự chi tiết
3.2 Mảng xây dựng chế độ lương thưởng và phúc lợi
Bộ phận nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nhân viên được trả lương và hưởng phúc lợi xứng đáng với công việc của mình. Họ không chỉ đơn thuần là người quyết định mức lương cho nhân viên, mà còn có trách nhiệm thiết kế và quản lý các chế độ phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép và nghỉ thai sản.
Để đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút được ứng viên, bộ phận nhân sự thường liên tục nghiên cứu, đánh giá thị trường lao động để xác định mức lương phù hợp cho từng vị trí công việc. Đồng thời, họ cũng cần phải đảm bảo rằng các chương trình phúc lợi được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng nhân viên.
3.3 Nhóm công việc hành chính
Nhóm HR này có trách nhiệm đối với tất cả công việc hành chính liên quan đến nhân viên, bộ phận này chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát thông tin cá nhân như hợp đồng, lương, thưởng KPI, nhiệm vụ công việc, biện pháp kỷ luật và đánh giá hiệu suất. Nhân viên nhân sự thường rất cẩn thận, chuyên nghiệp và đặc biệt quan tâm, đảm bảo rằng thông tin có thể được truy cập một cách dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào.
3.4 Nhóm xây dựng hình ảnh công ty
Bằng cách phổ cập cho nhân viên về các giá trị và chính sách của doanh nghiệp, bộ phận nhân sự góp phần giữ gìn hình ảnh thương hiệu uy tín. Một nhóm nhân sự chuyên nghiệp giúp tăng cường danh tiếng của công ty, nhờ việc biết đến như một nơi làm việc hàng đầu, điều này giúp thu hút các nhân viên tài năng.
3.5 Quản lý an toàn nơi làm việc
Bộ phận nhân sự luôn phải giám sát sự an toàn tại nơi làm việc và ghi nhận các tai xảy ra trong khi làm việc để có những biện pháp khắc phục, không để tình trạng này tái diễn. Họ cũng quản lý khoản bồi thường cho nhân viên về các vấn đề an toàn hoặc thương tích.
3.6 Mảng quản trị nguồn nhân lực
Để đảm bảo quản lý nguồn nhân lực, quy trình kinh doanh được đồng bộ, hiện nay bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp đang sử dụng các hình thức quản lý nguồn nhân lực bằng phần mềm thay cho việc chấm công thủ công như trước đây.
Các phần mềm ứng dụng cho quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp cho một số công việc được tự động hóa bao gồm chấm công vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt, quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, thiết lập và theo dõi hồ sơ năng lực.
4. Mức lương của nhân viên nhân sự là bao nhiêu?
Mức lương của từng vị trí thuộc bộ phận nhân sự sẽ chênh lệch nhau khá nhau. Lương của nhân viên nhân sự sẽ cao hay thấp tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc và bộ kỹ năng của bạn liên quan đến các công việc nhân sự bao gồm kỹ năng giao tiếp, khả năng chịu áp lực, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề,… Mức lương cụ thể đối với từng vị trí của bộ phận nhân sự như sau.
Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương thử việc dành cho nhân viên nhân sự rơi vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng.
Từ vai trò trợ lý nhân sự bạn có thể được lên chức trưởng nhóm nhân sự với mức lương từ 8-12 triệu đồng/tháng sau quá trình làm việc khoảng 6 tháng đến 1 năm nếu đạt thành tích cao trong công việc.
Với chức vụ quản lý nhân sự cho toàn bộ các nhóm công việc trong doanh nghiệp, đây là mốc thời điểm mà bạn đã có một vai trò lớn hơn trong bộ phận nhân sự nên mức lương cho vị trí này sẽ lên từ 10-15 triệu đồng.
Đối với vị trí trưởng phòng nhân sự mức thu nhập ở vị trí này hầu như sẽ từ 20 triệu đồng/tháng trở lên, tại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia con số đó có thể sẽ lên đến 50 triệu đồng/tháng.
Vị trí được xem là quyền lực nhất của phòng nhân sự là giám đốc nhân sự với mức thu nhập rơi vào khoảng 30-40 triệu đồng/tháng. Thậm chí tại các doanh nghiệp lớn mức thu nhập của họ có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng.
Thông thường cách khoảng 6 tháng các doanh nghiệp sẽ có đợt xét tăng lương. Bạn có thể dựa vào thành tích nổi bật đã đạt được trong quá trình làm việc để có được mức thu nhập cao hơn đi kèm với chức vụ lớn hơn.
5. Cần làm gì để trở thành nhân viên nhân sự giỏi?
- Học cách quan sát: Qua những lần phỏng vấn thì phòng nhân sự cần phải tiếp thu những gì ứng viên để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho những lần tiếp theo. Vì thế, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với những người làm trong ngành tuyển dụng.
- Học cách lắng nghe và giao tiếp: Trong ngành nhân sự thì hầu hết sẽ làm việc với con người nên cần kỹ năng giao tiếp và lắng nghe tốt. Việc lắng nghe không chỉ giúp bạn hiểu rõ mong muốn của nhân viên, mà còn hỗ trợ trong việc duy trì các mối quan hệ và giảm thiểu xung đột trong công ty.
- Chịu được áp lực công việc cao: Tất cả công việc đều đối mặt với áp lực và căng thẳng và lĩnh vực nhân sự không phải là ngoại lệ. Khi phải đối mặt với khó khăn trong việc tuyển dụng, tình trạng nghỉ việc thường xuyên hoặc ứng viên không phù hợp, bộ phận nhân sự sẽ phải đối diện với áp lực và khó khăn đáng kể.
- Tổ chức và làm việc trách nhiệm: Những người làm trong lĩnh vực nhân sự cần phải có kỹ năng tổ chức, tình thần trách nhiệm và chủ động trong công việc. Họ cần làm gương cho đội ngũ nhân viên tuân thủ theo quy định và chính sách của công ty. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động của bộ phận nhân sự được thực hiện đúng thời hạn và mang lại hiệu quả.
- Biết cách giải quyết vấn đề: Các nhân viên trong lĩnh vực nhân sự thường phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến nhân viên như xử lý khiếu nại, lương bổng, chế độ phúc lợi và các vấn đề khác. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp người làm nhân sự xử lý linh hoạt và ngăn ngừa các tình huống tiêu cực.
- Có tinh thần cầu tiến: Lĩnh vực nhân sự không ngừng thay đổi và phát triển, đặc biệt trong môi trường lao động đầy biến đổi như hiện nay. Do đó, người làm trong ngành cần phải thể hiện tinh thần cầu tiến, luôn cập nhật kiến thức mới và sử dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến để cải thiện quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự.
- Khả năng thích nghi với công nghệ: Để trở thành chuyên gia HR, bạn cần thành thạo trong việc sử dụng công nghệ và các phần mềm hỗ trợ việc quản lý và các quy trình nhân sự khác. Qua đó đảm bảo số lượng và các hoạt động của lực lượng lao động luôn được duy trì đều đặn. Trong nhiều trường hợp, bộ phận HR cũng có thể được yêu cầu thực hiện phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán.
- Sự thận trọng, cân nhắc: Bộ phận nhân sự cũng phải thận trọng trong công việc vì họ thường phải xử lý các vấn đề nhạy cảm và làm việc với thông tin riêng tư. việc cẩn thận là cần thiết để tránh các hậu quả liên quan đến pháp lý. Khi xử lý phàn nàn của nhân viên hay đưa ra các biện pháp kỷ luật, cần tiếp cận chúng một cách cẩn thận và trung thực.
Hãy luôn bồi bổ kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng quản lý tốt để đảm bảo tính cạnh tranh và sự hài lòng của nhân viên trong công ty. Khi có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm bạn sẽ dễ dàng kiểm soát mọi thứ hơn.
Hãy để PMS cùng bạn thực hiện điều này, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn những khóa học thiết thực nhất. Với sự hỗ trợ chuyên môn cũng như cơ hội được tiếp xúc và truyền đạt kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Cùng tìm hiểu các khóa học danh quản trị nhân sự ngắn hạn tại PMS.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS