Những lợi ích Lean Manufacturing Mang Lại

Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít tiêu hao vật liệu hơn và ít chi phí hơn.

Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất – ví dụ như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.

>>> Xem: Tổ chức hệ thống sản xuất theo mô hình Lean

Lợi ích của Lean
Lợi ích của Lean

Lợi ích của Lean

Trong một bài điều tra của tạp chí Industry Week, các công ty Mỹ đang triển khai Lean manufacturing cho biết trung bình có thể giảm 7% giá vốn hàng bán nhờ áp dụng Lean. Chúng tôi tin rằng mức tiết kiệm chi phí còn có thể cao hơn cho các công ty Việt Nam vì mức độ lãng phí ở đây thường cao hơn các nhà sản xuất ở Mỹ.

Khi công ty Lantech, một công ty sản xuất thiết bị của Mỹ hoàn tất việc triển khai Lean năm 1995, công ty cho biết đã đạt được các cải tiến sau so với hệ thống sản xuất theo lô sản phẩm trong năm 1991 (theo James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos: “The Machine that Changed the World”):

  • Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy giảm 45%;
  • Phế phẩm giảm 90%;
  • Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn 5 ngày 14 giờ; và
  • Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng Lean?”

Lean Manufacturing được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp ráp hoặc có quy trình nhân công lặp đi lặp lại. Hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều lãng phí hoặc bất hợp lý, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị.
Vì Lean Manufacturing loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng chuyền kém nên thích hợp cho các công ty chưa có hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP), chưa yêu cầu vật tư (MRP) hoặc lịch sản xuất.
Doanh Nghiệp Nào Phù Hợp Với Lean
Doanh Nghiệp Nào Phù Hợp Với Lean

Áp dụng cho các ngành công nghiệp chế biến 

Ngày nay Lean Manufacturing còn được áp dụng cho các ngành công nghiệp chế biến có chiến lược ưu tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất đến mức tối thiểu để tạo được thế mạnh trong cạnh tranh cho công ty.

Gần đây một vài doanh nghiệp trong nước đã chủ động tiến hành đào tạo và áp dụng các phương pháp lean nhằm loại trừ những bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh dẫn đến việc cải thiện thời gian quy trình sản xuất và dịch vụ. Chẳng hạn như Toyota, Foster electric, AkzoNobel, THP,…Các công ty này đã đạt được những giảm thiểu về thời gian quy trình bằng cách loại bỏ thời gian chờ đợi không cần thiết cùng với các thao tác và di chuyển không hợp lý của công nhân…. qua đó họ đã giảm được chi phí vận hành một cách đáng kể.

Và theo kinh nghiệm của tôi thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng Lean.

Đây là con đường đúng đắn nhất và ngắn nhất để nâng tầm doanh nghiệp của mình, thậm chí là đây cách duy nhất giúp doanh nghiệp đúng vững và phát triển trong môi trường kinh tế khắc nghiệt như hiện nay.

Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069

Trả lời

0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO