Nội dung bài viết
Lập kế hoạch vận hành sản xuất là bước đầu tiên khi muốn bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình lập kế hoạch, rất ít nhà quản trị lưu ý đến những yếu tố nhỏ nhặt mà không biết rằng chúng rất quan trọng. Nhằm giúp cho bảng kế hoạch của Doanh nghiệp được cải thiện; PMS chia sẻ về những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch sản xuất sơn dành cho Doanh nghiệp.
>>> Xem khóa học: Lập kế hoạch vận hành và điều độ sản xuất
Vai trò của lập kế hoạch vận hành sản xuất trong Doanh nghiệp
Kế hoạch vận hành sản xuất là một phần trong kế hoạch kinh doanh. Trong đó nhà máy, bộ phận phân xưởng sản xuất sẽ bám theo kế hoạch này để có được quy trình sản xuất hợp lý. Kế hoạch sản xuất cho thấy số lượng nguyên vật liệu, vật tư cần nhập, số sản phẩm cần sản xuất và các chi phí tương ứng. Kế hoạch sản xuất thường được lập theo kỳ như tháng, quý, năm.

Một doanh nghiệp muốn có một quy trình sản xuất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đòi hỏi một kế hoạch sản xuất chi tiết, phù hợp. Chính vì vậy, kế hoạch sản xuất vô cùng quan trọng, là điều thiết yếu cho quá trình sản xuất. Với ngành sơn, có một kế hoạch tốt sẽ giúp tối ưu hóa các vật liệu, nguồn vốn, nhân sự,…
Những lưu ý khi lập kế hoạch vận hành sản xuất sơn
Ngành sơn là một ngành có tiềm năng lớn và chưa bao giờ hết “hot” vì nhu cầu trang trí, bảo vệ nhà cửa, công trình ngày càng cao. Các Doanh nghiệp sản xuất sơn cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị sản xuất, khâu lập kế hoạch thường bỏ qua rất nhiều yếu tố.

1. Chú ý khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, vật tư
Hãy dự toán về nguyên vật liệu, vật tư dựa vào sản lượng mua của các kỳ trước. Nó sẽ quyết định đến quy trình sản xuất và lưu trữ sau này. Nếu số lượng nguyên vật liệu, vật tư mua về vượt quá nhu cầu sẽ gây ra lãng phí. Ngược lại, không được để dây chuyền sản xuất bị gián đoạn do thiếu đầu vào hoặc chậm trễ đơn hàng do không sản xuất đủ sơn.
Đối với ngành sơn, lượng nguyên vật liệu, vật tư, phụ gia,…cần thiết là một phần quan trọng. Khối lượng đủ để đáp ứng tỷ lệ sản xuất theo tiêu chuẩn của từng Doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. Do đó, để tính toán được lượng nguyên vật liệu, vật tư cho kỳ tiếp theo, nhà quản trị phải có rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm.
>>> Xem thêm: Quản lý tồn kho và hoạch định nhu cầu vật tư
2. Chú ý về môi trường sản xuất
Sản xuất sơn là một trong những ngành có tính độc hại cao bởi ảnh hưởng của hóa chất. Chính vì vậy, để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc và tập trung vào sản xuất hiệu quả, Doanh nghiệp cần chuẩn bị một môi trường làm việc an toàn, thích hợp và có các biện pháp phòng chống các vấn đề xảy ra; (ví dụ: có các cửa thoát hiểm, bình gas,…).

3. Lưu ý về hàng tồn kho
Trong quản lý sơn, vấn đề hàng tồn kho nên hạn chế ở mức thấp nhất. Vì sơn là một mặt hàng đặc thù, nhất là với sơn màu. Mỗi khách hàng sẽ có những sự lựa chọn về màu và số lượng khác nhau. Do đó, Doanh nghiệp không nên dự trữ sơn màu. Mà chỉ nên dự trữ một số lượng rất ít các màu hot. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu các màu hot bằng cách tham khảo từ khách hàng, nghiên cứu những xu hướng sử dụng hiện nay bằng cách tìm kiếm, khảo sát.

4. Lưu ý về sử dụng nguồn vốn
Nguồn vốn được coi là mạch sống của Doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là nguồn vốn lớn thì Doanh nghiệp sẽ thành công. Quan trọng hơn cả, nhà quản trị cần phải biết cách phân bổ sao cho hợp lý, đúng và đủ tùy theo mục đích sử dụng. Khâu lên kế hoạch vận hành sản xuất đồng nghĩa với nhà quản trị phải tính toán các chỉ số, sản lượng, chi phí;…cần sử dụng cho kỳ sản xuất. Nhà quản trị cần phải phân bổ luôn nguồn vốn và có sự tính toán chi tiết để tránh lãng phí.
>>> Bài viết khác: Khóa Học Lên Kế Hoạch Sản Xuất Thiết Thực, Hiệu Quả
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức