Phát triển các kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản trị

Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn chiến lược, dự đoán trước những thay đổi, cơ hội lớn trong tương lai và có khả năng truyền cảm hứng, tạo ra sức ảnh hưởng để mọi người cùng thực hiện tầm nhìn chung. Một nhà lãnh đạo giỏi, không phải sinh ra là đã có sẵn tố chất lãnh đạo. Đó là một quá trình học hỏi và rèn luyện bản thân. Vậy phải làm sao để nâng cao và phát triển các kỹ năng lãnh đạo quản lý trong công việc?

Xem thêm: khóa học kỹ năng lãnh đạo 

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác nhằm đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí là nhà quản lý hay lãnh đạo thì kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn là quan trọng nhất. Đây là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác và dùng để thúc đẩy người khác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Vai trò của kỹ năng lãnh đạo với người lãnh đạo

Lãnh đạo thực chất là tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau tạo nên một người lãnh đạo khác với bất kỳ ai. Người có tầm nhìn chưa chắc có kỹ năng lãnh đạo nếu họ không biết truyền cảm hứng và tạo ra sự ảnh hưởng trong tổ chức. Ngược lại, người tạo ra sức ảnh hưởng chưa chắc là người lãnh đạo tốt nếu họ không có tầm nhìn chiến lược.

Tầm nhìn:

Là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà mọi người mong muốn thực hiện được. Tạo ra tầm nhìn chiến lược là công việc chính của một nhà lãnh đạo. Họ là người dẫn dắt và hình dung ra tương lai của tổ chức.

Truyền cảm hứng:

Khi xây dựng tầm nhìn chiến lược, các nhà lãnh đạo phải truyền cảm hứng cho mọi người đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn không được thực hiện thì coi như vô nghĩa.

Ảnh hưởng:

Lãnh đạo sẽ không phải là lãnh đạo nếu không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực. Tất cả mọi công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực.

Vai Tro Cua Ky Nang Lanh Dao
Vai trò của kỹ năng lãnh đạo với người lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo phổ biến 

1. Phong cách quyền uy

Đây là phong cách lãnh đạo kiểu độc đoán. Nhà lãnh đạo muốn nhân viên thực hiện theo yêu cầu của họ mà không để tâm tới lời góp ý của nhân viên. Một số người nghĩ kiểu lãnh đạo này là một kiểu mắng mỏ, lạm dụng và đe dọa. Do đó, phong cách lãnh đạo quyền uy chỉ nên được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

2. Phong cách dân chủ

Lãnh đạo theo phong cách dân chủ có nghĩa là ban lãnh đạo và nhân viên cùng ngồi lại đưa ra ý kiến (nhân viên có quyền tự do phát biểu ý kiến). Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo sẽ xem xét lại và đưa ra quyết định cuối cùng. Đây không phải là người lãnh đạo yếu đuối, mà là họ đang nắm giữ sức mạnh uy quyền khiến nhân viên phải nể phục. Nếu bạn mong muốn nhận được sự cống hiến của nhân viên thì nên sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.

3. Phong cách tự do

Trong trường hợp này, nhà lãnh đạo cho phép nhân viên đưa ra quyết định nhưng họ vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Phong cách này được sử dụng khi nhân viên có khả năng phân tích vấn đề cũng như biết cách thực hiện chúng. Nhà lãnh đạo không thể tự làm mọi thứ. Cho nên, họ phải biết thiết lập và phân chia cho nhân viên những nhiệm vụ nhất định.

Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do

7 Kỹ năng của nhà lãnh đạo giỏi

1. Quản lý sự biến động

Quản lý sự biến động bao gồm khả năng hoạch đinh, tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Trong quá trình hoạch định, nhà lãnh đạo phải dự đoán trước được những khó khăn, trở ngại, biến động trong môi trường kinh doanh và đưa ra giải pháp phù hợp.

2. Truyền cảm hứng và trao quyền

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết truyền cảm hứng cho người khác bằng cách tạo ra môi trường làm việc tốt. Khen và phê bình đúng lúc, đúng mức sẽ tạo ra động lực rất lớn cho nhân viên. Ngoài ra, nhà lãnh đạo giỏi phải biết đào tạo và huấn luyện, cũng như phân quyền cho nhân viên để tạo ra những cộng sự giỏi, biến các kế hoạch thành hiện thực.

3. Ứng xử và giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết đối với bất kì vị trí nào, đặc biệt là các nhà lãnh đạo. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giao tiếp. Đồng thời, nghệ thuật khen và phê bình cũng là cơ sở quan trọng của giao tiếp. Nó giúp xử lý các mẫu thuẫn và đưa ra những thương lượng rõ ràng.

>>> Xem: Kỹ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

4. Truyền thông

Gửi và nhận thông tin chính xác, đầy đủ và rõ ràng là yêu cầu của kỹ năng này. Hiện nay, kỹ năng trình bày và thuyết phục được xem là kỹ năng quan trọng của các nhà lãnh đạo. Có ý tưởng mà không biết cách trình bày và thuyết phục thì ý tưởng đó coi như bỏ đi. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng. Đó là cơ sở tiếp nhận thông tin để các nhà lãnh đạo đưa ra phản hồi một cách tích cực.

Ky Nang Lanh Dao
Truyền thông – Kỹ năng lãnh đạo

5. Tự động viên

Một tinh thần lạc quan, một thái độ tích cực sẽ giúp bạn thành công trong công việc. Là một nhà lãnh đạo, bạn đừng chờ sự công nhân và động viên từ người khác. Ngược lại, chính bạn phải là người động viên chính mình, động viên người khác. Có như vậy, bạn mới trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

6. Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp

Kiến thức là một khái niệm động và nó luôn thay đổi. Kiến thức đó bao gồm kiến thức về chuyên môn, nghê nghiệp và cả kiến thức về Doanh nghiệp, ngành, chính trị – xã hội. Do đó, những nhà lãnh đạo phải liên tục cập nhật và chủ động trong việc tích lũy kiến thức.

7. Xử lý thông tin và năng lực tư duy

Tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả để có thể tư duy được những quyết định chính xác. Đây là kỹ năng quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ và hoạch định kế hoạch.

Phát triển các kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản trị

Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy

1. Đưa ra các sáng kiến

Ngoài việc tập trung vào các công việc chính, bạn nên học hỏi và phát triển thêm các kỹ năng mới. Càng làm nhiều việc, bạn càng có nhiều kỹ năng và học hỏi nhiều hơn. Khi bạn đảm nhiệm được nhiều vị trí, bạn có thể trở thành lãnh đạo.

>>> Xem: Kỹ năng tư duy tích cực

Phát triển khả năng lãnh đạo bằng cách đưa ra các sáng kiến
Phát triển khả năng lãnh đạo bằng cách đưa ra các sáng kiến

2. Xây dựng tư duy phản biện

Xây dựng tư duy phản biện là một trong những phương pháp giúp phát triển các kỹ năng lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng dự đoán các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, từ đó, tìm cách ngăn chặn kịp thời. Đây là kỹ năng tư duy sáng tạo cần thiết nhất cho các nhà lãnh đạo.

3. Rèn kỹ năng lắng nghe

Nhà lãnh đạo giỏi sẽ là một người nghe giỏi. Kỹ năng lắng nghe là một phần của kỹ năng giao tiếp. Để lắng nghe hiệu quả, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh phân tâm và trả lời nội dung phù hợp. Với kỹ năng lắng nghe hiệu quả, bạn sẽ hiểu được nhân viên của mình muốn gì và cần gì. Từ đó, bạn sẽ đưa ra những phương pháp giải quyết cho phù hợp.

4. Thúc đẩy người khác

Là một nhà lãnh đạo, nếu hành động của bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, khiến họ biết ước mơ, học hỏi và phát triển nhiều hơn. Như vậy, bạn mới thật sự là một nhà lãnh đạo thành công.

Khả năng thúc đẩy người khác của nhà lãnh đạo
Khả năng thúc đẩy người khác của nhà lãnh đạo

5. Rèn luyện tính kỷ luật

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu, kỷ luật là điều được đưa lên hàng đầu. Bởi khi bạn có tầm nhìn và ý tưởng tốt, mà không có kỷ luật thì tất cả đều trở nên vô dụng.

6. Xử lý xung đột

Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết các xung đột với thái độ trung thực và thẳng thắn. Điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm. Luôn lắng nghe và phân tích các ý kiến là điều cần thiết hơn bao giờ hết cho các nhà lãnh đạo. Bởi có lắng nghe, có phân tích, họ mới có thể đưa những kết luận đúng đắn để giải quyết các mâu thuẫn.

>>> Xem: Kỹ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn

Học viện PMS

—————————————————————————————————————–

Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:

Học viện Tư vấn – Đào tạo PMS

Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM

CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 028 7300 6069

Email: info@pms.edu.vn

Website: https://pms.edu.vn/

0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO