Phát Triển Vững Mạnh Nhờ Quản Trị Sự Thay Đổi

Với nền kinh tế phát triển, kèm theo đó là môi trường kinh doanh biến động liên tục đòi hỏi các tổ chức cần phải thường xuyên điều chỉnh và thích ứng sao cho phù hợp, quản trị sự thay đổi được xem là một trong những hoạt động quan trọng giúp tạo ra được khả năng cạnh tranh lớn giữa Doanh nghiệp so với các đối thủ. Tuy nhiên, quản trị sự thay đổi chưa bao giờ là một việc đơn giản.

>>> Xem: Quản trị rủi ro

Quan Tri Su Thay Doi Doanh Nghiep
Tìm hiểu định nghĩa về quản lý sự thay đổi là gì?

Tìm hiểu định nghĩa về quản lý sự thay đổi là gì?

Chúng ta có thể hiểu quản trị sự thay đổi được hiểu đơn giản là toàn bộ quy trình hướng dẫn Doanh nghiệp lên kế hoạch cải tổ và tiến hành đổi mới một cách chủ động các hoạt động trong Doanh nghiệp. Với quy trình này được thực hiện với mục đích gia tăng mức độ cạnh tranh của Doanh nghiệp so với các đối thủ khác.

Ngoài ra, quản trị sự thay đổi còn được thể hiện ở việc liên kết hoặc hợp nhất các đối tác Doanh nghiệp, tái cơ cấu bộ phận sản xuất và thay đổi văn hóa, phong cách của Doanh nghiệp.

Vai trò của việc quản lý sự thay đổi trong Doanh nghiệp 

Thực hiện quản trị sự thay đổi hiện nay luôn là một trong những hoạt động cần thiết và không thể nào thiếu trong việc duy trì và phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị sự thay đổi cũng mang đến cho Doanh nghiệp những lợi ích khác cụ thể như: 

  • Thay đổi tổ chức xảy ra tại từng cá nhân: Khi có sự thay đổi về góc độ tổ chức, các Doanh nghiệp thường dễ rơi vào các cạm bẫy tư duy. Chính vì vậy, sự thay đổi của từng thành viên mới sẽ tạo ra cơ sở thúc đẩy sự thành công của Doanh nghiệp. 
Quan Tri Su Thay Doi La Gi
Vai trò của việc quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp
  • Giảm bớt các hao phí không đáng có: Với quản lý sự thay đổi, Doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra các phương pháp có khả năng giải quyết các vấn đề có thể dẫn đến hậu quả.
  • Gia tăng cơ hội thành công: Khả năng thành công của Doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào việc quản trị sự thay đổi. Khi các cấp lãnh đạo của một Doanh nghiệp quản lý thay đổi một cách xuất sắc và đạt mục tiêu mở ra cơ hội thành công vô cùng lớn cho chính Doanh nghiệp đó.

Lý do Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản trị sự thay đổi?

Ngày nay, quá trình quản trị sự thay đổi đang càng cần phải diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Sự phản kháng là một phần tự nhiên của quá trình thay đổi. Khi kỳ vọng cá nhân bị gián đoạn, chúng ta thường cảm thấy không thoải mái. Sau đây là một số lý do tại sao nhân viên của bạn chống lại sự thay đổi – cũng như ảnh hưởng của phản ứng này đối với chiến lược quản lý thay đổi của Doanh nghiệp:

  • Thiếu năng lực:  Nhân viên của bạn có thể thiếu các kỹ năng hoặc kiến thức cần thiết để hoạt động trong môi trường mới. Nỗi sợ hãi về những điều chưa biết có thể khiến mọi người không tham gia đầy đủ vào khóa đào tạo. Một số lo lắng rằng họ sẽ không hiểu cách vận hành hệ thống mới – và sẽ bị “lu mờ” bởi những đồng nghiệp nhạy bén hơn.
  • Không có thiện chí: Việc thiếu niềm tin sẽ dẫn đến phản ứng chống lại sự thay đổi. Có thể nhân viên của bạn không nhìn ra ý nghĩa của cách vận hành mới; họ tin rằng sự thay đổi là quá khó hoặc quá rủi ro. Một số khác lo lắng rằng công việc của họ sẽ trở nên ít quan trọng và bị đánh giá thấp hơn.
Quan Tri Su Thay Doi Change Management
Vai trò của việc quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp
  • Mệt mỏi với thay đổi: Thay đổi đòi hỏi nỗ lực rất lớn về mặt tinh thần. Lấy ví dụ, những ai từng đi du lịch từ quốc gia này sang quốc gia khác sẽ hiểu rõ cảm giác kiệt sức vào cuối mỗi ngày – khi phải liên tục chuyển đổi ngôn ngữ sử dụng. Quá nhiều hệ thống mới, tổ chức lại, sáp nhập hoặc, v.v… có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi. Sau một thời gian, hầu hết đều khao khát sự ổn định và ngần ngại khi phải đối mặt với biến động lần nữa.
  • Vấn đề cá nhân:  Rất ít người có được một cuộc sống hoàn hảo – hầu hết đều có những mối lo lắng riêng. Những người sắp nghỉ hưu, ly hôn, bị bệnh hiểm nghèo, v.v… thường kháng cự lại thay đổi. Về lý trí, họ có thể hiểu lý do cần thay đổi; nhưng về phương diện cảm xúc, họ thường cảm thấy khó khăn hoặc không thể chấp nhận điều đó.

>>> Xem: Kỹ năng lãnh đạo

Đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao, năng lực quản trị sự thay đổi bao gồm khả năng thúc đẩy và thể hiện cam kết đối với thay đổi – cả về phương diện cá nhân và tổ chức.  Quản lý thay đổi không chỉ đơn thuần là giao tiếp và đào tạo. Trọng tâm của công tác này là tuân theo một quy trình có cấu trúc, đồng thời sử dụng bộ công cụ toàn diện để thúc đẩy thay đổi thành công tổ chức và cá nhân.

Để quản trị sự thay đổi hiệu quả, bạn cần gắn liền những điều chỉnh của mình với tuyên bố về viễn cảnh, sứ mệnh của tổ chức. Điều này sẽ giúp các thành viên dễ dàng nhận thấy kế hoạch của bạn có thể ảnh hưởng thế nào đến một “tương lai xa hơn”. Từ đó, mọi người sẽ cảm thấy được truyền lửa hơn và họ sẽ sẵn sàng để trợ giúp bạn.

Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS. Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9. Tòa nhà Thủy Lợi 4. 102 Nguyễn Xí. P.26. Quận Bình Thạnh. TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông . Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Phường Hòa Phú . Thành phố mới Bình Dương . Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028. 7300. 6069
0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO