Nội dung bài viết
Rèn luyện tư duy phản biện là một công việc yêu cầu nhiều công sức và thời gian. Không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng tư duy ngang nhau và toàn diện như nhau. Do đó, việc luyện tập tư duy là điều cần thiết. Để có được tư duy phản biện tốt, nên rèn luyện cho bản thân thật nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực như: tập cho mình sự chủ động; tự tin và cách rèn luyện tư duy logic; nhanh nhạy; kết hợp với những phương pháp rèn luyện tư duy phản biện phù hợp nhất.
>>> Xem: Tư duy tích cực
Đánh giá mọi việc khách quan để rèn luyện tư duy phản biện
Muốn rèn luyện tư duy phản biện tốt, phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Đừng giải quyết các vấn đề theo cảm tính; hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, chúng ta sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

1. Đánh giá từ những câu hỏi đơn giản
Khi phản biện có thể có rất nhiều những câu hỏi được đặt ra, có cả những câu hỏi đơn giản và phức tạp. Những câu hỏi đơn giản có thể trả lời được ngay, nhưng những câu hỏi phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, hãy quay lại trả lời các câu hỏi cơ bản và giải quyết vấn đề.
>>> Xem: Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
2. Đưa ra những câu hỏi giả định giúp rèn luyện tư duy phản biện
Một người thường có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà bản thân họ tiếp xúc được sẽ dần rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện tốt hơn, đặc biệt là khi người đó thường xuyên đặt các câu hỏi giả định. Khi đặt câu hỏi giả định về các vấn đề đang tiếp cận và đánh giá nghiêm túc niềm tin của bản thân về câu hỏi đó, vấn đề sẽ được đào sâu và chi tiết hơn.
3. Đảo ngược vấn đề
Một cách tuyệt vời để ta có được những điều chưa được khắc phục trong một vấn đề khó khăn là thử đảo ngược mọi thứ. Chẳng hạn, rõ ràng rằng có A thì có B, nhưng nếu có B thì mới có A thì sao? Những câu hỏi đảo ngược theo mô típ “Gà có trước hay trứng có trước” . Mặc dù vấn đề đảo ngược không đúng thì việc xem xét có thể đưa ta đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Vì chúng ta đang xét đến rất nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.
Đừng chấp nhận những kết quả của người khác trước khi bạn tự kiểm tra
Trong quá trình phản biện có thể gặp rất nhiều những ý kiến; kết luận trái chiều hoặc đồng quan điểm nhưng các không nên:
- Đồng ý luôn với ý kiến của người khác khi mình chưa suy nghĩ và phân tích kỹ càng.
- Tự ý ra quyết định trước khi chấp nhận những kết quả của người khác.
- Đưa ra ý kiến của mình để phản biện lại ý kiến của người khác, thậm chí số đông.
Vì nếu chấp nhận ý kiến của người khác ngay từ đầu chứng tỏ rằng bản thân không có tư duy phản biện, mãi thụ động.

Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế
Khi giải quyết vấn đề nào đó thì ta nên đưa ra các bằng chứng để bảo vệ ý kiến. Điều quan trọng là phải đánh giá các thông tin một cách nghiêm túc; nếu không có thể dễ dàng đưa ra kết luận sai. Thậm chí, khi người khác đưa ra kết luận chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp rèn luyện tư duy phản biện này bằng cách hỏi các hỏi liên quan đến bằng chứng thực tế.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức