PHƯƠNG PHÁP TIẾT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

Hiện nay, tình hình lạm phát ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp đều gặp phải các khó khăn về nhiều mặt như: sản xuất, chi trả lương, quản bá tiếp thị… Để giải quyết những vấn đề này, việc cắt giảm chi phí chắc chắn là phương án được xét đến đầu tiên. Tuy nhiên, cắt giảm thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và sự tăng trưởng của Doanh nghiệp?

Giảm chi phí
Giảm chi phí

CẦN CÓ MỘT TẦM NHÌN TỔNG THỂ VỀ VIỆC GIẢM CHI PHÍ

Trước đây, có trong tay 150.000 đồng cho một bữa ăn gồm 3 người, bà nội trợ cảm thấy đủ để chuẩn bị cho một bữa ăn khá tươm tất. Tuy nhiên, hiện nay với số tiền như vậy bà lại cảm thấy thiếu. Cách mà bà nội trợ thường chọn ở đây là: phải bớt một số món không cần thiết. Và điều này tất yếu giảm chất lượng của bữa ăn.

Trong một chừng mực nào đó, một số doanh nghiệp đang cắt giảm chi phí theo kiểu của bà nội trợ. Tuy nhiên, với một bữa cơm gia đình, việc thiếu một vài món, như món tráng miệng chẳng hạn, có thể chấp nhận được. Với một doanh nghiệp câu chuyện lại hoàn toàn khác.

CẮT GIẢM CHI PHÍ ĐÚNG TRỌNG TÂM

Những chi phí chiếm tỉ trọng của quy trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nên được ưu tiên xem xét trước… Chẳng hạn, với ngành thủy sản, chi phí nguyên vật liệu là rất lớn, chiếm gần 90% trong tổng chi phí, nên phải được ưu tiên xem xét trước. Bởi vì, một tỉ lệ nhỏ tiết kiệm được từ những chi phí này cũng tạo ra một giá trị đủ lớn cho doanh nghiệp.

CÓ TẦM NHÌN HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Tăng năng suất, tăng sản lượng tiêu thụ là giải pháp cắt giảm chi phí hiệu quả. Một số doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí với một tầm nhìn ngắn hạn. Đôi khi, họ chỉ giải quyết những vấn đề xảy ra trong vòng 3 tháng, 6 tháng mà trong tương lai xa hơn họ không lưu tâm. Trên thực tế, có những vấn đề đúng ở thời điểm này thì lại trở thành sai lầm trong thời điểm khác.

Đôi khi, có những chi phí tại thời điểm hiện tại có thể là chi phí xấu, nhưng trong tương lai đó là chi phí tốt. Chẳng hạn, chi phí để đào tạo nhân viên. Trưởng phòng nhân sự đề xuất kế hoạch huấn luyện nhân viên trong gian đoạn 3-6 tháng. Tuy nhiên, giám đốc tài chính lại gạt ngay vì nhìn vào khoảng chi phí phải bỏ ra. Sau 3 tháng vượt qua khó khăn, tình hình kinh tế phát triển, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng phát triển, thì lúc này doanh nghiệp lại gặp khó khăn về nhân lực.

KẾT LUẬN

Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn việc cắt giảm chi phí là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phân loại đúng các chi phí để cắt giảm cho hiệu quả, phân tích tỉ trọng để đánh đúng vào trọng tâm. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần có một tầm nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của mình. Ngoài ra, cần có một cái nhìn hướng về tương lai và đặt niềm tin mình vào đó. Khi chọ đúng cách thì chắc hẳn tự các doanh nghiệp sẽ lèo lái con thuyền của mình khỏi cơn khủng hoảng.

Học viện tư vấn đào tạo PMS

Trả lời

0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO