Nội dung bài viết
Một quản đốc sản xuất chuyên nghiệp sẽ biết phát huy tốt vai trò, thế mạnh của mình trong việc quản lý phân xưởng. Muốn được như vậy, họ phải biết mình là ai? Đang ở vị trí nào? Cần làm gì để thực hiện tốt trách nhiệm của mình?
Quản đốc xưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống quản trị của toàn Doanh nghiệp. Vậy chức năng, nhiệm vụ của quản đốc là gì mà khiến họ trở thành một phần tử không thể thiếu trong Doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Công Việc và Kỹ Năng Của Quản Đốc Sản Xuất
>>>Tìm hiểu chi tiết khóa học Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp tại PMS
1. Vị trí Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp
1.1 Quản đốc sản xuất là ai?
Quản đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hệ thống toàn bộ nhà máy, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ và yêu cầu chất lượng được giao. Ngoài ra, họ còn là người tổ chức công việc,đôn đốc,hướng dẫn công nhân trong ca làm việc để đảm bảo công việc được diễn ra thuận tiện.

1.2 Công việc của Quản đốc sản xuất
Để quản đốc sản xuất điều phối các hoạt động một cách chuyên nghiệp thì trước hết họ phải biết vị trí họ đang làm bao gồm những công việc gì. Sau đây là các nhiệm vụ chính của quản đốc phân xưởng:
- Kiểm soát các hoạt động sản xuất một cách chặt chẽ và có hiệu quả.
- Tham gia các hoạt động sản xuất trực tiếp cùng phó quản đốc và tổ trưởng.
- Chịu trách nhiệm trong việc theo dõi và lập ra định mức lao động để tăng chất lượng sản phẩm.
- Luôn chủ động trong việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự để bổ sung kịp thời lao động cho sản xuất.
- Tư vấn cho ban giám đốc công ty về chiến lược hoạt động sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Phối hợp với bộ phận nhân sự của công ty để kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động.
- Thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao phó.

>>>Xem thêm bài viết: Công Việc Quản Đốc Phân Xưởng
1.3 Nhiệm vụ chính của quản đốc sản xuất tại phân xưởng
- Phân công và giám sát công việc của tất cả các công nhân trong xưởng.
- Đề xuất khen thưởng và kỷ luật đối với công nhân trong xưởng.
- Sắp xếp và điều phối các loại máy móc và thiết bị sản xuất phù hợp với yêu cầu sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và các phòng ban các hoạt động liên quan đến xưởng sản xuất.
- Tổ chức và điều hành kế hoạch sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng.
- Xây dựng và duy trì lực lượng lao động sản xuất hiệu quả tại xưởng.
5 Kỹ năng của một quản đốc sản xuất chuyên nghiệp
Quản đốc sản xuất chuyên nghiệp đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa quản lý cấp cao và công nhân. Do đó, một quản đốc giỏi ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý là một yếu tố rất quan trọng. Là một quản đốc chuyên nghiệp, đòi hỏi bạn phải có 5 Kỹ năng dưới đây:
1. Kỹ năng quản lý nhân lực và vật lực
Để đạt tối ưu hiệu quả công việc, việc nắm chắc các kỹ năng quản lý cả vật lực và nhân lực là điều thiết yếu. Đầu tiên, về khía cạnh quản lý con người, quản đốc sản xuất cần phải hiểu rõ về các quy trình nhân sự, chính sách công ty và có khả năng gây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên và tạo ra môi trường làm việc tích cực nhằm thúc đẩy năng suất và tinh thần làm việc trong doanh nghiệp.
Thứ hai, quản lý máy móc, thiết bị và vật liệu là công việc cũng rất quan trọng. Quản đốc sản xuất cần phải nắm rõ về các quy trình cũng như kinh nghiệm sử dụng các thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình sản xuất. Quản đốc sản xuất cũng cần hiểu về nguyên vật liệu, sản phẩm và tiến trình sản xuất để bảo đảm các tài nguyên được sử dụng cách hiệu quả.

2. Kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất
Quản đốc sản xuất phải đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý các đơn hàng. Điều này đòi hỏi họ phải đảm bảo rằng các đơn hàng được sản xuất đúng theo yêu cầu của khách hàng và đáp ứng được tiến độ giao hàng. Quản đốc sản xuất cần phải có khả năng lập kế hoạch, phối hợp với các bộ phận liên quan và quản lý các tiến trình sản xuất để bảo đảm rằng các đơn hàng được sản xuất đúng hẹn và chất lượng luôn đảm bảo.
>>>Xem thêm khóa học: Kỹ Năng Giám Sát Và Quản Lý Sản Xuất
Ngoài ra, quản đốc sản xuất cần có kỹ năng phân tích, đánh giá, phát hiện điểm yếu của dây chuyền sản xuất và tìm cách khắc phục. Họ cần phải tìm ra những vấn đề tiềm ẩn trong quá trình sản xuất và đưa ra các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các sự cố đó xảy ra. Kỹ năng phân tích và đánh giá còn giúp quản đốc sản xuất biết được khi nào cần chỉnh sửa và tối ưu hóa các tiến trình sản xuất nhằm tăng cường năng suất và giảm thiểu chi phí trong sản xuất.
3. Kỹ năng quan sát và đánh giá của Quản đốc sản xuất
Khi thực hiện đơn hàng, quản đốc phân xưởng cần xác định nhiệm vụ của từng cá nhân, nhóm để tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực liên quan. Muốn làm được điều này, người quản đốc phải cần có kỹ năng quan sát và đánh giá con người để điều phối công việc một cách hiệu quả.

>>> Tìm hiểu thêm khóa học Kỹ năng giám, sát quản lý sản xuất dành cho Quản đốc sản xuất
4. Linh hoạt trong giải quyết vấn đề
Trong lĩnh vực sản xuất, việc xảy ra các sự cố không mong muốn là điều khó tránh khỏi, chẳng hạn như mất điện, thiếu công nhân, thiếu vật tư… hay các lỗi của máy móc trong quá trình sản xuất. Đối với quản đốc sản xuất, việc đối mặt và giải quyết các sự cố này là một phần rất quan trọng của công việc của họ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa đào tạo “Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định”
Một quản đốc sản xuất giỏi sẽ luôn bình tĩnh và tự tin giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất. Họ sẽ áp dụng kỹ năng quản lý tốt để xác định nguyên nhân của sự cố, đưa ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để khắc phục tình huống đó. Ngoài ra, quản đốc sản xuất còn có khả năng hoạch định kế hoạch dự phòng để tránh các sự cố có thể xảy ra trong tương lai và giảm thiểu ảnh hưởng của chúng tới quá trình sản xuất.
5. Không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân
Trau dồi kinh nghiệm là điều không thể thiếu trong việc phát triển nghề nghiệp. Quản đốc sản xuất có thể tìm kiếm cơ hội trau dồi kinh nghiệm thông qua việc tham gia các dự án để thu thập kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm với những người khác là từng bước hoàn thiện và nâng cao tay nghề của mình.

Một quản đốc sản xuất giỏi cần hiểu được rằng việc cập nhật kiến thức và trau dồi kinh nghiệm là phải liên tục nỗ lực vì sự thành công không đến tự nhiên mà phải từ việc rèn luyện. Vì thế việc đầu tư thời gian và công sức để học hỏi, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm công việc sẽ giúp cho quản đốc giữ vững sự nghiệp của mình và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình đang làm việc.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức