Quản Lý Chất Lượng Chuyên Nghiệp QA – QA Manager giữ vai trò kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, nhằm đảm bảo các sản phẩm hoặc dịch vụ đó đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng và công ty.
Mục lục
Tổng quan về vị trí Quản Lý Chất Lượng Chuyên Nghiệp QA (QA Manager)

Trách nhiệm của một Quản Lý Chất Lượng Chuyên Nghiệp QA là đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, không có khuyết tật. Đồng thời các sản phẩm còn phải đảm bảo độ an toàn khi sử dụng và tuân theo các thông số kỹ thuật đã đặt ra. Chỉ những sản phẩm chất lượng mới được đưa đến tay người sử dụng.
Ngoài ra, QA Manager còn đảm nhiệm công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên QA, quản lý các quy trình kiểm soát chất lượng và hoạt động của bộ phận QA. Họ thường làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo các sản phẩm như: thực phẩm, ô tô, đồ chơi, thiết bị điện tử, may mặc và các sản phẩm khác nữa.
Tham khảo ngay: Khóa học chuyên viên QA chuyên nghiệp
5 bước trở thành Quản Lý Chất Lượng Chuyên Nghiệp QA

Bước 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và yêu cầu công việc đối với vị trí QA Manager
Nếu bạn muốn trở thành một quản lý chất lượng chuyên nghiệp thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu cặn kẽ nhiệm vụ công việc của vị trí này và các yêu cầu công việc của nó.
Có thể thấy việc đầu tiên bạn cần đáp ứng được đó là trình độ học vấn. Yêu cầu của vị trí này tại các doanh nghiệp thì bạn cần có bằng cử nhân về kinh doanh, quản lý chất lượng hoặc một lĩnh vực có liên quan. Bạn cũng có thể lấy các bằng cấp cao hơn như bằng thạc sĩ để tạo lợi thế khi ứng tuyển.
Việc chọn đúng chuyên ngành là bước khởi đầu vô cùng quan trọng trong khi nghiên cứu cách để trở thành một QA Manager. Vì điều này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng ban đầu để bắt đầu con đường sự nghiệp của một QA Manager.
Bước 2: Trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn
Bạn có thể lấy bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành quản trị kinh doanh, quy trình kỹ thuật, công nghệ khoa học, hoặc quản lý chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và bổ sung kiến thức bằng các khóa học như tính toán, thống kê, truyền thông, quản lý nguồn nhân lực, máy tính và hệ thống ISO.
Chủ động học hỏi các kiến thức về quy trình quản lý hay giám sát chất lượng và các tiêu chuẩn chất lượng. Am hiểu những điều này là vô cùng cần thiết đối với một QA Manager. Bạn cũng nên biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ phân tích dữ liệu và thống kê để có thể thực tốt nhiệm vụ công việc của vị trí QA Manager. Việc sở hữu các chứng chỉ như QC – Quality Control hay QA – Quality Assurance sẽ là một thế khi ứng tuyển.
Ngoài học tập, bạn cũng phải rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trở thành một quản lý chất lượng. Một số kỹ năng quan trọng bạn nên chú ý rèn luyện như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích, sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm, sử dụng được các phần mềm tin học, phần mềm giúp phân tích và thống kê trong công việc… Việc sở hữu các kỹ năng này sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc việc làm có liên quan đến quản lý chất lượng từ sớm
Ngay khi còn đi học, bạn nên tìm kiếm những cơ hội thực tập hoặc làm việc ngắn hạn có liên quan đến quản lý chất lượng để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Đó là cách tốt nhất giúp bạn có cơ hội thực hành nhiều hơn. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao các ứng viên có kinh nghiệm chuyên môn hơn so với các ứng viên khác.
Bước 4: Thử sức với vị trí Quản Lý Chất Lượng Chuyên Nghiệp QA

Xem thêm: QA và QC là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa QA và QC?
Các QA Manager thường bắt đầu trong vai trò của một Tester – Nhân viên thử nghiệm sản phẩm. Sau khi tích lũy được một số năm kinh nghiệm nhất định, họ có thể tiến tới vai trò của một quản lý chất lượng. Họ có thể trở thành quản lý chất lượng ngay trong chính công ty hiện tại hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm QA Manager tại các công ty khác.
Hãy vạch ra cho mình một lộ trình giúp bạn đạt được các nhiệm vụ được giao, chăm chỉ, kiên nhẫn, làm việc hết sức sẽ giúp bạn nhận được sự đánh giá tốt của cấp trên. Bên cạnh đó, hãy xây dựng tốt mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh, quản lý cấp cao nhằm giúp bạn tạo dựng được hình ảnh tốt và tận dụng các cơ hội để thăng tiến.
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/