Trong các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh lẻ thì vị trí quản lý cửa hàng vô cùng quan trọng. Đây là những người có trách nhiệm cao trong công việc và chuyên môn quản lý tốt nhiều khía cạnh.
Vậy quản lý cửa hàng là ai? Họ cần làm việc gì tại cửa hàng?

Quản lý của hàng, còn gọi là cửa hàng trưởng, là những người đảm nhận việc giám sát, theo dõi mọi hoạt động diễn ra như nhân viên, kho hàng hóa, những cuộc trao đổi, giao dịch kinh doanh tại cửa hàng. Đồng thời họ cũng có trách nhiệm đưa ra các giải pháp khắc phục những sự cố xảy ra trong quá trình kinh doanh. Nhờ đó mà thúc đẩy được doanh thu và những phản hồi tích cực từ đối tác, khách hàng.
Những công việc của cửa hàng trưởng
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc của một cửa hàng trưởng, sau đây là một số công việc được trình bày cụ thể:

1. Quản lý nhân viên làm việc trong cửa hàng
Đội ngũ nhân viên là nguồn nhâ lực cốt yếu của một đơn vị kinh doanh lẻ. Họ là người sẽ tiếp xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng và thực hiện các việc kiểm kê, sắp xếp hàng hóa. Do vậy, để đạt được năng suất tốt trong công việc, người quản lý cần:
- Phân bổ công việc chính xác với từng nhân viên
- Đánh giá năng suất làm việc và nắm rõ tình hình hoạt động của cừa hàng
- Nhận thấy được các vấn đề khó khăn và tập hợp mọi người họp để tìm ra phương hướng giải quyết.
- Lập các chính sách lương theo ngày công và năng lực của mõi cá nhân.
2. Hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho nhân viên
Đối với những nhân viên mới vào làm, quản lý cửa hàng cần dành thời gian để hướng dẫn chuyên môn, đào tạo nghiệp vụ. Nhờ đó giúp nhân viên định hướng được công việc và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

3. Theo dõi các hoạt động bán hàng của cửa hàng
Các mặt hàng được bày bán cần được giám sát chặt chẽ để phân loại được sản phẩm nào bán chạy hoặc không. Từ đó mới đưa ra những chính sách, quyết định để giải quyết vấn đề hiệu quả và phụ hợp. Những việc này là một phần công việc của một nhà quản lý cần thực hiện.
Ngoài ra, các cửa hàng trưởng cũng tham gia vào công cuộc quan sát và sửa đổi cách bố trí sản phẩm trong cửa hàng để giúp thu hút ánh nhìn của khách hàng, góp phần đẩy mạnh doanh thu.
>>> Xem: khóa học kỹ năng chăm sóc khách hàng
4. Phân tính và đánh giá thị trường
Một nhà quản lý cửa hàng cần có năng lực trong công việc phân tích thị trường nhằm:
- Cập nhật được xu hướng hàng hóa mới và phổ biến hiện nay
- Khảo sát nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân
- Giải quyết các vấn đề ngoài năng lực của nhân viên như khiếu nại, sự cố về sản phẩm hoặc khách hàng,…
- Nắm bắt thông tin khách hàng thân thiết và đưa ra các chương trình khuyến mãi.

5. Báo cáo kết quả kinh doanh
Các cửa hàng trưởng cần lập danh sách và báo cáo về các hoạt động kinh doanh cho chủ cửa hàng. Ngoài ra những dữ liệu về doanh thu, số lượng hàng hóa cũng như những khía cạnh chưa hoàn thiện đều cần được các nhà quản lý cửa hàng đánh giá cụ thể và trình lên với cấp trên.

6. Một số yếu tố tạo nên nhà quản lý cửa hàng tài giỏi
Không phải ai cũng có thể ứng tuyển vào vị trí quản lý cửa hàng bởi họ được đòi hỏi phải sở hữu những yếu tố sau:
- Giao tiếp tốt và ứng xử linh hoạt với từng cá nhân khác nhau
- Khả năng truyền tải hiệu quả trong đào tạo, hướng dẫn và phân công nhiệm vụ
- Không ngừng tự trao dồi và cải thiện kỹ năng mới
- Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
7. Thái độ làm việc của quản lý cửa hàng
- Có trách nhiệm cao trong công việc
- Luôn trung thực, rõ ràng và minh bạch các thông tin trong báo cáo
- Có tầm nhìn xa với các chiến lược kinh doanh
- Luôn ưu tiên khách hàng trước nhất
- Thái độ thân thiện và tích cực
Người quản lý cửa hàng phải tự ý thức được bảo mật các thông tin khách hàng cũng như kinh doanh.
Như vậy, để trở thành một nhà quản lý cửa hàng, bạn cần phải đáp ứng được các yếu tố trên. Đồng thời, bạn phải xác định rõ công việc cần làm của bản thân tại vị trí này. Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích về khái niệm cũng như nhiệm vụ cần phải làm của một cửa hàng trưởng. Bạn có thể theo dõi các bài viết tại website của PMS để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nội dung tương tự hoặc những dữ liệu bổ ích khác.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS. Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9. Tòa nhà Thủy Lợi 4. 102 Nguyễn Xí. P.26. Quận Bình Thạnh. TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông . Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa . Phường Hòa Phú . Thành phố mới Bình Dương . Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028. 7300. 6069
Fanpage: Học Viện Tư Vấn – Đào Tạo PMS
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/
TIn Tức- Kiến thức liên quan
➡ Chuyên Đề Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên Đề Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên Đề Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên Đề Ngành Bán Hàng
➡ Chuyên Đề Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức