Nội dung bài viết
Tăng cường quản lý và giảm chi phí sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang ở giai đoạn khó khăn. Bên cạnh chính sách điều tiết của chính phủ, tự thân các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động linh hoạt để ứng phó.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vay tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên với mức tăng trưởng tín dụng thấp và mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao như hiện nay, thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng đối với nhiều doanh nghiệp là rất khó khăn. Để đối phó với tình trạng này, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý, ví dụ như: Chi phí lưu thông hàng hóa; Chi phí tiêu hao năng lượng như điện, nước, xăng xe; Chi phí hội họp, giấy tờ;…

Hiệu quả của việc giảm chi phí sản xuất
Hiệu quả của việc tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất mà một số doanh nghiệp đã ứng dụng:
CTCP Sữa Hà Nội (HNM), trong quý IV/2011, doanh thu 75 tỷ đồng, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước, Công ty có lãi 3 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh như trên, do trong năm 2011 Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí trong sản xuất và đã có kết quả tích cực.
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty cũng chủ động tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua đó giúp tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu giảm từ mức 5,1% trong quý IV/2010 xuống mức 4,1% trong quý IV/2011.
Kinh nghiệm giảm chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp
Tăng giá thành sản phẩm không phải là biện pháp tối ưu để khắc phục hoàn cảnh khó khăn. Thay vào đó, cần phải đẩy mạnh tiết kiệm chi phí. Chú trọng cải tiến về công nghệ sản xuất, thay đổi cách thức quản lý điều hành hợp lý và hiệu quả, tạo ra thế cạnh tranh về giá để mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm ra những phân khúc thị trường phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Một trong những biện pháp tiết kiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện là chủ động tìm các nguồn nguyên vật liệu trong nước thay thế nhằm giảm giá thành, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới.
Các cách giảm chi phí
- Đầu tư vào công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại
- Giảm chi phí lao động
- Cải tiến quy trình sản xuất
- Giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào
- Giảm chi phí lưu kho
- Giảm chi phí quản lý
Tìm hiểu về khóa “Quản lý-giám sát năng xuất-chất lượng-giảm lãng phí và cải tiến hiện trường sản xuất”
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức