Nội dung bài viết
Trong suốt quá trình xây dựng hệ thống, tiếp xúc khách hàng, chúng tôi đang thấy rằng hệ thống Quản trị nhân sự ở rất nhiều công ty đang gặp rất nhiều “vấn đề”
Vấn đề lớn nhất đó là hệ thống nhân sự “không chạy được”. Như vậy có nghĩa là gì?
Có nghĩa là: Trước đây doanh nghiệp đã từng thuê tư vấn hoặc tự mày mò làm, tự đi học để làm, nhưng khi bắt đầu xây dựng thì hệ thống không “chạy” được.
CHÚNG TÔI XIN ĐƯA RA ĐÂY MỘT SỐ ” HIỆN TRẠNG” CHO CÁC HỆ THỐNG NHÂN SỰ NHƯ SAU:
1.Hệ thống tiền lương theo giá trị công việc:
- Doanh nghiệp không lượng hóa được giá trị công việc, mặc dù các vị trí đã có điểm số. Tưởng rằng là lượng hóa nhưng thực sự là không bởi công thức tính toán bên trong nó không chính xác hoặc mang nặng cảm tính, dẫn tới kết quả bên ngoài là hoàn toàn cảm tính.
- Có những doanh nghiệp thuê tư vấn, nhưng phía tư vấn lại không để lại công thức tính toán với lý do họ không chuyển giao bí quyết công nghệ. Do vậy lại hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị tư vấn.
- Các đơn vị tư vấn thường áp đặt các con số, các yếu tố đánh giá cho doanh nghiệp dẫn tới các yếu tố đánh giá không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là chưa kể đến tính phù hợp về điểm số của các công ty Nhà nước.

2.Hệ thống đánh giá thành tích:
Đây là phần mà nhiều doanh nghiệp “kêu ca” nhất: vấn đề nằm ở một số yếu tố sau:
- Các chỉ số đánh giá mang tính phân tích rất cao, ví dụ: ROI, ROA, OEE… những chỉ số này không sai, nhưng không mang tính “thực hành”. Các bộ phận muốn hiểu những chỉ tiêu này thì phải có trình độ nhất định về lý thuyết, hơn nữa, việc phân tích triển khai thành các chi tiết dường như không “ăn nhập” gì với những chỉ tiêu đó.
- Các chỉ tiêu đánh giá đầy cảm tính với thang điểm từ 1-100, công thức tính toán rời rạc, chỉ đánh giá được nhân viên, chưa có sự kết nối với mục tiêu phòng ban, mục tiêu công ty.
- Hầu hết các chỉ tiêu được phân bổ từ Công ty xuống phòng ban là dừng lại, không có hướng đi tiếp xuống nhân viên. Không tính ngược được lên, dẫn tới trường hợp “Nhân viên thì xuất sắc, Công ty thì không đạt mục tiêu”.
- Có một vài công ty vẫn mang nặng tình trạng “Nhân viên tự đánh giá trước, “Sếp” đánh giá lại” đầy cảm tính.
3.Đánh giá năng lực:
Trong hệ thống nhân sự của các doanh nghiệp hiện tại, phần năng lực này dường như đang bị lẫn lộn với việc đánh giá thành tích. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang bị rơi vào tình trạng sau:
- Từ điển năng lực là bộ winword dài dằng dặc mà không có tính điểm được.
- Các doanh nghiệp tự cho rằng: Cứ là sếp thì Năng lực phải ở cấp 4-5 (tính trên thang 5 cấp độ), trong khi thực tế thì không nhất thiết. Ví dụ: năng lực chuyên môn tính lương, người Trưởng phòng không nhất thiết phải giỏi excel, giỏi tính toán để thực hiện tính lương như nhân viên, mà họ, ở cương vị quản lý thì chỉ cần nhận biết bảng lương làm vậy là đúng hay sai…
- Bộ năng lực không sử dụng được vào việc đánh giá tuyển dụng, đào tạo, kế nhiệm một cách triệt để. Trong khi Năng lực là công cụ cực tốt để thục hiện những vấn đề trên.
>> Tham khảo bài viết Tư vấn hệ thống đánh giá năng lực để hiểu rõ hơn về Đánh giá năng lực
Từ các vấn đề nói trên, với phương châm “đồng hành cùng sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp” – PMS đã nghiên cứu, phát triển một dịch vụ đem lại giá trị cộng thêm đó là sửa chữa hệ thống nhân sự với một chi phí cực hợp lý nhưng đem lại hiệu quả rất lớn.
Chúng ta đã tốn rất nhiều tiền cho việc thuê tư vấn trước đây, hoặc đã từng tốn rất nhiều thời gian đầu tư để có hệ thống như ngày nay…nhưng nếu như không sử dụng, bỏ phế thì rất uổng phí. Nếu tiếp tục “kêu” đơn vị tư vấn cũ thì đâu đó mọi việc lại trở lại như cũ bởi vốn dĩ nó là như vậy.
Chúng tôi là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống, từng “vấp ngã” nhiều trong nhiều dự án và biết nên sửa chỗ nào, sửa như thế nào để hệ thống lại chạy được.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức