Nội dung bài viết
Tổ trưởng sản xuất được xem như là cầu nối giữa quản lý cấp cao và các công nhân. Cho nên, phải làm sao vừa đáp ứng yêu cầu của cấp trên, vừa làm hài lòng công nhân. Mặt khác, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Điều đó không phải người tổ trưởng nào cũng làm được. Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp, họ là ai trong Doanh nghiệp? Họ đóng vị trí và vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
>>> Khóa đào tạo: Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Tổ trưởng sản xuất là gì?
Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mọi vấn đề liên quan đến nhân sự trong một tổ để đảm bảo thời gian giao hàng đúng quy định. Họ được xem như là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất, và là người gần gũi với người lao động nhất. Vì thế, nhiệm vụ của họ là đáp ứng nhu cầu khách hàng, thỏa mãn nhu cầu cấp trên và cả cấp dưới.

Công việc của tổ trưởng sản xuất là gì?
Có khi nào bạn băn khoăn rằng hàng ngày tổ trưởng sản xuất làm gì không? Chắc chắn đã có lần bạn băn khoăn về điều này. Đó là lúc bạn chuẩn bị nhận chức tổ trưởng, phải không? Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm làm tổ trưởng sản xuất mà bạn nên tham khảo:
1. Quản lý thành phẩm
- Nhận kế hoạch hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày cho tổ sản xuất. Chịu trách nhiệm trước Quản đốc sản xuất về việc nhận và tổ chức thực hiện lao động, đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Phân công công việc cho từng người trong tổ phù hợp với trình độ, năng lực của từng người.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng thành phẩm, phụ liệu và vật tư sản xuất.
- Chịu trách nhiệm về thời gian giao thành phẩm đạt chất lượng của tổ.
- Thực hiện ghi chép các số liệu, thông số kỹ thuật trong phạm vị khi được phân công.
- Đôn đốc cho nhân viên KCS kiểm tra từng công đoạn khi hàng mới lên cũng như là kiểm tra nhãn chính, nhãn thành phần và vệ sinh công nghiệp.
- Thực hiện hoàn thành kế hoạch và vượt chỉ tiêu nếu có thể.

2. Quản lý con người
- Chấm công hàng ngày, ghi chép đầy đủ và chính xác mọi công việc và hoạt động của tổ vào sổ nhật ký vận hành tổ.
- Đánh giá tình hình lao động sản xuất theo định kỳ, việc chấp hành an toàn lao động và vệ sinh lao động, thực hiện khen thưởng hoặc kiểm điểm, đề xuất khen thưởng hoặc kiểm điểm.
3. Quản lý thiết bị
- Nắm bắt được tình hình các thiết bị thuộc phạm vi quản lý như số lượng, phương thức vận hành, chất lượng hoạt động,… nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ gây lỗi và tìm cách khắc phục nhanh chóng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ viên thực hiện đúng quy trình an toàn lao động và quản lý sử dụng máy móc, thiết bị.
- Tổ chức nơi làm việc an toàn, khoa học, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây hại mà máy móc gây ra cho con người.

4. Đào tạo và tự đào tạo
- Phổ biến, hướng dẫn nhiệm vụ của từng người và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn của mỗi người. Thường xuyên kiểm tra các công đoạn mới và khó.
- Tích cực tham gia các khóa huấn luyện nghề nghiệp quản lý an toàn lao động, phân tích an toàn và phát hiện sự cố tại nơi làm việc.
Quyền hạn của tổ trưởng sản xuất
- Từ chối nhận vật tư, nguyên liệu không đúng yêu cầu.
- Từ chối sản xuất khi chưa hoặc không có lệnh sản xuất.
- Từ chối nhận người khi không có nhu cầu hoặc người đó không đạt yêu cầu.
- Từ chối công việc không thuộc công việc của công ty hoặc trái với đạo đức và an toàn lao động.
- Điều hành và quản lý nhân sự trong tổ.
- Được hưởng các chế độ theo quy chế của công ty và quy định pháp luật.

Kỹ năng cần thiết để trở thành tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp
Kỹ năng là điều không thể thiếu của một tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản nhất của người tổ trưởng:
-
Tổ chức và triển khai công việc hiệu quả:
Đây là kỹ năng tối thiểu nhất của một người quản lý cấp trung. Tổ chức và triển khai công việc tốt sẽ giúp tổ trưởng quản lý thời gian làm việc của mình một cách hiệu quả hơn.
>>> Đăng ký khóa học: Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai công việc hiệu quả
-
Kỹ năng quản lý năng suất:
Kỹ năng này đòi hỏi người tổ trưởng phải có cái nhìn trực quan, luôn luôn tìm cách cải tiến công cụ và phương thức làm việc cảu công nhân để tăng năng suất hiệu quả.

-
Kỹ năng quản lý chất lượng:
Không chỉ có QC quan tâm đến chất lượng, mà tổ trưởng sản xuất cũng phải lưu ý điều này để đảm bảo sản phẩm do tổ làm ra đạt yêu cầu.
>>> Đăng ký khóa học: Chuyên Viên Kiểm Soát Chất Lượng QC
-
Kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin:
Tổ trưởng sản xuất được xem là cầu nối giữa quản lý cấp cao và công nhân. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp việc truyền đạt thông tin lên xuống được hiệu quả hơn.
>>> Xem: Kỹ năng giao tiếp, làm chủ cảm xúc hiệu quả
-
Kỹ năng giám sát công việc hiệu quả:
Kỹ năng giám sát công việc là kỹ năng bất cứ nhà quản lý nào cũng phải có, để mà theo dõi và thúc đẩy kế hoạch hoàn thành đúng hạn.
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức