Căn bệnh “trầm cảm” đang dần trở thành căn bệnh của xã hội. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy mất hết động lực sống, nhu cầu, cảm thấy không ai có thể hiểu và giúp đỡ được mình. Nếu các bạn đã từng xem qua bộ phim Inception sẽ hình dung được người mắc bệnh trầm cảm giống như nhân vật Mal trong suy nghĩ luôn muốn kết thúc cuộc sống này để thoát khỏi thế giới thực tại và tìm cho mình lối thoát. Vậy cái nhìn và tư duy tích cực đối với cuộc sống là gì? Liệu tiêu cực có phải là điều xấu xa?
>>> Xem: Tư duy tích cực

Vì sao cần xây dựng tư duy tích cực?
Cuộc sống ngày nay có quá nhiều áp lực vô hình tác động vào mỗi người, ngay cả một đứa trẻ cũng sẽ chịu những ảnh hưởng và tác động đó từ gia đình, người thân. Vậy làm thế nào để xây dựng một lá chắn bảo vệ tinh thần trước những tác động và ảnh hưởng tiêu cực của cuộc sống. Đó chính là xây dựng cho bản thân một tư duy tích cực.
Suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến bạn thế nào?
Tư duy tích cực là cách mà bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, nhưng điều này hoàn toàn không phải là lối tư duy thiếu thực tế, nhìn mọi thứ xung quanh đầy một màu hồng. Để nắm bắt được tầm quan trọng của tư duy tích cực, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của những suy nghĩ tiêu cực đến bản thân mình.
Thực tế là, hầu hết các cảm xúc tiêu cực chẳng hạn như sợ hãi hoặc tức giận, được tạo ra trong não bộ để giúp con người phản kháng trước những yếu tố nguy hiểm.
Ví dụ thứ nhất: Nếu xét về mặt sinh tồn, khi đứng trước một con sư tử chắc chắn bạn sẽ không thể nào cười nói hay dừng lại để hái hoa được vì nó là loài vật ăn thịt cực kỳ nguy hiểm. Bạn sợ hãi vì rất có thể nó sẽ tấn công mình ngay lập tức. Tất nhiên cảm xúc và suy nghĩ đó là điều hiển nhiên và tuân theo lẽ thường tình.
Ví dụ thứ hai: Hôm nay, bạn đang phải vật lộn với một đống deadline rất quan trọng, bạn lo lắng đến mức stress. Nếu như không hoàn thành đúng hạn có thể bạn sẽ bị sếp la mắng, đồng nghiệp cười nhạo hoặc tệ hại nhất là mất đi công việc của mình.

Qua hai tình huống trên, ta nhận thấy vấn đề quan trọng không phải là bạn có suy nghĩ tiêu cực, vấn đề nằm ở chỗ bạn tin rằng suy nghĩ ấy là sự thật và để những cảm xúc tiêu cực phát triển thái quá nó sẽ rất dễ tạo ra kết quả xấu đúng như thứ bạn đang nghĩ.
Do đó, nếu bạn lo sợ bị trở thành con mồi, thứ bạn cần chính là sự “bình tĩnh” để suy nghĩ giải pháp bảo vệ bản thân an toàn nhất hoặc gọi cứu trợ trong tình huống khẩn cấp.
Nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành công việc, thì điều bạn cần phải làm là dập tắt muộn phiền, lo lắng và chỉ “tập trung” vào danh sách những việc phải làm, mặc dù có thể không hoàn thành được hết nhưng hãy cố gắng đến giây phút cuối cùng. Chí ít, sếp và đồng nghiệp cũng sẽ đánh giá cao thái độ làm việc của bạn hơn là bạn chỉ ngồi đó, không làm gì hoặc than vãn với người khác về vấn đề của mình.

Một tư duy tích cực có thể sẽ không thể chữa khỏi bệnh ung thư. Nhưng nó sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý cuộc sống, giảm căng thẳng và cũng giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn, những điều đó rất quan trọng để giúp bạn phục hồi tốt hơn sau những căn bệnh nghiêm trọng.
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
Email: info@pms.edu.vn
Website: https://pms.edu.vn/
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức