Tiết giảm chi phí sản xuất là một trong những việc luôn khiến các nhà quản trị phải đau đầu. Bởi nó là nhân tố lớn nhất quyết định lợi nhuận và giá thành sản phẩm.
Việc cắt giảm chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với các Doanh nghiệp. Đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn đè bẹp. Vì vậy, đây là giải pháp tối ưu để tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
Tiết giảm chi phí sản xuất là gì?
Tiết giảm hay tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh được định nghĩa theo 5 ý sau đây:
- Sản xuất ra một mức sản lượng không đổi bằng cách sử dụng ít đầu vào nhân tố hơn trước.
- Sản xuất mức sản lượng lớn hơn trước bằng cách sử dụng đầu vào nhân tố không đổi.
- Sản xuất khối lượng sản phẩm không đổi với chi phí thấp hơn trước thông qua việc thay thế các đầu vào nhân tố đắt tiền bằng đầu vào nhân tố rẻ tiền hơn.
- Mức sản lượng tối đa được sản xuất từ một lượng các đầu vào nhân tố cố định bằng cách sử dụng công nghệ hiện có.
- Sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí nhân tố thấp đến mức cho phép.
Những tác động của chi phí sản xuất đến hoạt động kinh doanh
Khó bán hàng
Chi phí sản xuất cao sẽ dẫn tới giá thành cao. Do đó, hàng hóa sẽ khó tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, nếu thị trường xuất hiện một sản phẩm thay thế cùng chất lượng nhưng giá thành thấp hơn.
Lợi nhuận không đạt yêu cầu
Lợi nhuận chính là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Do đó, chi phí đầu vào cao mà Doanh nghiệp không thể nâng giá thành lên tới mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ước tính của Doanh nghiệp.
Không cạnh tranh được giá bán với các đối thủ
Cùng một sản phẩm với chất lượng như nhau, nhưng sản phẩm của đối thủ có giá thấp hơn, dĩ nhiên, khách hàng sẽ chọn sản phẩm của Doanh nghiệp đó chứ không phải Doanh nghiệp bạn. Vì vậy, Phát hiện và loại bỏ các loại lãng phí trong sản xuất sẽ giúp Doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.
Không đủ tiền cho các hoạt động Marketing
Hoạt động marketing là phương thức giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm. Tuy nhiên, với chi phí sản xuất cao, Doanh nghiệp cũng không thể bán giá cao do cạnh tranh. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đủ chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.
Thị phần ngày càng giảm
Với chi phí sản xuất cao, dù bán giá cao hay giá thấp đều ảnh hưởng đến thị phần của doanh nghiệp. Nếu bán giá cao, hàng hóa sẽ dư thừa nhiều. Ngược lại, nếu bán giá thấp sẽ không đủ chi phí cho đợt sản xuất tiếp theo, làm ảnh hướng đến mục tiêu quản trị sản xuất của doanh nghiệp.
Cách tiết kiệm chi phí sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp
Giảm chi phí nhân công
Doanh nghiệp nên giám sát quản lý sản xuất, sắp xếp lại bảng phân công công việc, tránh tình trạng việc phải làm thêm giờ. Giải pháp này giúp nhân viên hoàn thành công việc trong giờ làm việc mà không phải tốn thêm chi phí cho các ca làm thêm giờ. Bởi điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất gấp đôi chi phí trả lương bình thường cho mỗi giờ làm thêm.
Một cách khác để giảm chi phí sản xuất là có chính sách khuyến khích nhân viên cố gắng giảm bớt ngày nghỉ vì những lý do cá nhân hay ốm đau. Bởi khi một nhân viên phải nghỉ ốm, Doanh nghiệp sẽ tìm cách thay thế vị trí đó bằng cách yêu cầu nhân viên khác làm thêm giờ, hoặc giảm ca làm. Dù là cách nào đi chăng nữa, Doanh nghiệp cũng sẽ bị tổn hại một khoản chi phí đáng kể.
Đảm bảo thiết bị sản xuất hoạt động tốt
Thiệt hại về thiết bị sản xuất tác động tới chi phí theo 2 cách:
- Thiệt hại về thiết bị làm giảm năng suất trong khi thiết bị được sửa chữa. tùy vào tầm quan trọng của thiết bị mà các phần hư hỏng có thể khiến toàn bộ dây chuyền mất năng suất trong một khoảng thời gian.
- Thiệt hại về thiết bị sẽ tiêu tốn một khoản chi phí sửa chữa nhất định.
Trong biện pháp này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu nhiều nguyên tắc quản lý và kiểm soát chất lượng hiệu quả, một trong số đó có thể kể đến như CAPA – mô hình hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành các vấn đề gây thiệt hại thiết bị sản xuất.
Doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên thao tác đúng quy trình để hạn chế thiệt hại cho máy móc. Ngoài ra, cần tổ chức bảo trì, bảo dưỡng máy móc để tránh xảy ra sự cố bất ngờ làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.
Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động
Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động là biện pháp cắt giảm những chi phí sản xuất không cần thiết. Những chi phí khi một tai nạn lao động xảy ra bao gồm:
- Chi phí thuốc thang.
- Phí bảo hiểm tăng.
- Năng suất giảm khi nhân viên nghỉ.
- Tốn tiền bạc và thời gian để điều tra nguyên nhân tai nạn.
- Chi phí cho việc làm thay ca cho nhân viên đó.
- Tinh thần lao động giảm sút.
- Mất uy tín công ty và chi phí cho quan hệ công chúng.
- Tiền phát và án phí từ cơ quan chính phủ trong một số trường hợp.
Do đó, tăng các biện pháp an toàn và phòng chống tai nạn lao động là giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất hữu hiệu nhất.
Tìm kiếm các nhà cung ứng tốt nhất
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh để tìm kiếm các nhà cung ứng tốt nhất là cách cắt giảm chi phí sản xuất phổ biến. Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng mình đang nhận được dịch vụ tốt nhất cho các vật tư cần thiết. Vì vậy, việc bỏ thời gian tìm kiếm nhà cung ứng tốt nhất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Cái tiến quy trình sản xuất
Doanh nghiệp nên có chính sách để nhân viên có thể góp phần vào việc tiết giảm chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này khuyến khich và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần vào việc tiết giảm chi phí sản xuất.
Doanh nghiệp nên có chính sách để nhân viên có thể góp phần vào việc tiết giảm chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này khuyến khich và thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tự hạn chế tai nạn lao động và thiệt hại, góp phần vào việc tiết giảm chi phí sản xuất.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS