Quy trình 8 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Xây dựng chiến lược kinh doanh là một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư công sức và thời gian để nghiên cứu. Trong quá trình tư vấn tại các doanh nghiệp, tôi nhận thấy không ít đơn vị đang thực hiện đều này theo bản năng, không có một lộ trình cụ thể. Vì vậy, để giúp bạn hình dung điều này, tôi sẽ trình bày nó trong 8 bước một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời bạn cùng tìm hiểu!

xây dựng chiến lược kinh doanh

Bước 1. Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp

Trong kinh doanh, thiết lập mục tiêu là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Bạn có biết rằng, một trong những rào cản lớn nhất khiến cho chiến lược kinh doanh trở nên thất bại đó là việc xác định mục tiêu không rõ ràng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng mất phương hướng trong mọi nhiệm vụ thực thi.

Vì vậy, hãy thật sự nghiêm túc để xem xét mình mong muốn điều gì. Tất nhiên các mục tiêu đề ra phải mang tính thực tế, có thể đo lường một cách cụ thể cũng như ràng buộc cho nó một khoảng thời gian cụ thể.

xây dựng chiến lược kinh doanh

Đừng nhầm lẫn giữa tầm nhìn và mục tiêu, bạn không thể đề ra một mục tiêu mơ hồ như: “Tôi muốn doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện trong tâm trí khách hàng”. Nhưng hãy vạch ra các con số cụ thể, rằng: “Tôi muốn thúc đẩy mức độ tương tác của khách hàng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái”… Đó là một ví dụ đơn giản để giúp bạn hình dung rõ hơn, ngoài ra bạn có thể tìm hiểu mô hình SMART để hỗ trợ việc thiết lập mục tiêu trở nên hiệu quả.

Bước 2. Đánh giá thực trạng hiện tại

Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn cần tiến hành tự đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Điều này sẽ cho phép bạn nhìn nhận lại những điểm tích cực, yếu điểm và cả cơ hội lẫn thách thức, qua đó để chuẩn bị sẵn sàng và ứng biến với mọi trường hợp có thể xảy ra.

  • Đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp

Việc đánh giá thế nào sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau nhưng một cách phổ biến sẽ sử dụng mô hình SWOT với sự thể hiện trực quan mà nó mang lại. Với SWOT, bạn sẽ dễ dàng xác định những lợi thế nào mà sản phẩm mình đang nắm giữ qua đó để duy trì và phát triển nó tốt hơn. Ngược lại, điểm yếu cũng sẽ được phát hiện và thể hiện một cách rõ ràng.

Thông thường, nó sẽ giúp doanh nghiệp phân tích về các lĩnh vực: hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, marketing, nhân sự, R&D… từ đó đưa ra phương hướng đúng đắn nhất cho hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh được tối ưu nhất.

  • Phân tích môi trường bên ngoài

Trên thực tế khi đánh giá nội bộ doanh nghiệp, SWOT đã giúp bạn phần nào xác định những cơ hội và thách thức có thể tác động từ môi trường. Tuy nhiên, trong một bức tranh toàn cảnh của thị trường, bạn cần xác định nhiều thứ hơn thế và phân tích PEST là công cụ tối ưu nhất để thực hiện điều này. Nó giúp bạn đánh giá thực trạng của các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ có thể ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh.

xây dựng chiến lược kinh doanh

Bước 3. Xác định phân khúc thị trường tiềm năng

Tất nhiên mỗi sản phẩm riêng biệt đều chỉ hướng tới một phân khúc khách hàng nhất định, không thể sản phẩm của bạn hướng đến toàn bộ thị trường được. Vậy nên, việc xác định cho doanh nghiệp một thị trường tiềm năng là công việc quan trọng. Một số hạng mục mà bạn cần xác định như:

  • Nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng, xu hướng mua hàng và nhu cầu thực sự mà họ hướng đến.
  • Kích thước và sức mua của thị trường.

Thông thường, khách hàng sẽ có lòng trung thành với các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Vì vậy việc xác định đúng phân khúc thị trường tiềm năng là cách tốt nhất để doanh nghiệp giữ chân họ và giảm chi phí chăm sóc và thu hút khách hàng.

Bước 4. Hình thành lợi thế cạnh tranh

Bước tiếp theo doanh nghiệp cần tiến hành phát triển những điểm độc đáo của sản phẩm (USP). Có khi nào bạn tự hỏi vì sao cần thực hiện nó hay chưa? Hãy hình dung thế này, khách hàng thường sẽ không mua 2 loại sản phẩm khác nhau nhưng lại có tính năng giống nhau. Vì vậy, việc tạo ra những điểm cạnh tranh độc đáo là điều kiện nếu doanh nghiệp muốn chiếm được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Một số chiến lược cạnh tranh mà bạn có thể tìm hiểu như: Tập trung vào chi phí, khác biệt hóa sản phẩm…

-> Xem thêm: Các chiến lược cạnh tranh phổ biến nhất

Bước 5. Xây dựng chiến lược kinh doanh

Tiếp theo, bạn cần lựa chọn và thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Những số liệu đã phân tích từ các bước trên sẽ là “bản lề” để bạn thực hiện ra quyết định tại bước này. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét thêm các yếu tố như chi phí, nguồn lực, thời gian và khả năng có thể hoàn thành chiến lược cách tốt nhất. PMS sẽ giúp bạn phân tích cụ thể hơn như sau:

  • Xem xét chiến lược phù hợp: Hãy hình dung xem đâu là chiến lược dành cho doanh nghiệp bạn. Đó là chiến lược: đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược khác biệt, chiến lược giá, chiến lược phân phối hay chiến lược nhượng quyền…?
  • Phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn: Đảm bảo chiến lược có thể đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp. Đó là mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu hay thúc đẩy doanh số…
  • Phân tích chi phí: Đánh giá chi phí bỏ ra so với lợi nhuận thu về liệu có xứng đáng hay không? Chỉ số ROI và giảm thiểu rủi ro có được tối ưu hay không?
  • Thời gian và khả năng hoàn thành: Dựa trên yếu tố Timely đã đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp và thực tế.

Bước 6. Thực hiện chiến lược kinh doanh

Điều này có nghĩa là bạn sẽ đưa kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh đi vào hành động thực tế, tại bước này có một số nguyên tắc mà bạn cần phải lưu ý như:

  • Cân bằng nguồn lực: Phân bổ hợp lý các nguồn lực cần thiết, bao gồm nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng công nghệ. Đảm bảo các nguồn lực phù hợp luôn đáp ứng đúng thời điểm là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
  • Giao tiếp với các bên liên quan: Hãy đảm bảo thông tin của chiến lược được truyền đạt rõ ràng, nhất quán cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các nhà lãnh đạo, nhân viên, nhà đầu tư và đối tác bên ngoài.

Bước 7. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch

Một trong những bước cuối cùng trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh đó là thực hiện đo lường và đánh giá. Bạn không thể chỉ thực hiện và ngồi yên hy vọng nó diễn ra một cách suôn sẻ. Thay vào đó, nhiệm vụ của bạn là kiểm soát, ghi nhận và xem xét điều chỉnh kế hoạch theo một chu kỳ nhất định để đảm bảo kế hoạch luôn được thực hiện một cách phù hợp.

xây dựng chiến lược kinh doanh

Hãy sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu suất (KPI) để việc đánh giá mức độ hoàn thành. Nếu xảy ra chậm trễ thì bạn cần nhanh chóng phát hiện nguyên nhân và đưa ra giải pháp kịp thời để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng.

Bước 8. Cân nhắc việc sử dụng dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh

Nếu việc triển khai tất cả các bước trông có vẻ quá tải đối với doanh nghiệp của bạn, hãy xem xét đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Là một trong những đơn vị tư vấn chiến lược doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam – Học Viện PMS có thể cùng đồng hành và cung cấp cho bạn sự hướng dẫn thực tiễn để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Chương trình sẽ mang đến cho bạn sự hỗ trợ về chuyên môn: Các chuyên gia tư vấn của PMS, với kinh nghiệm dày dặn họ có thể giúp bạn xây dựng một khung hoặc cấu trúc phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Cùng với đó, với sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, PMS không bị ràng buộc bởi quan điểm hiện tại hay truyền thống. Chúng tôi nhìn nhận vào chính vấn đề của doanh nghiệp, tập trung vào mục tiêu của bạn và đưa ra chiến lược tốt nhất để đạt được chúng.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *