Kỹ năng chuyên môn là gì? Cách cải thiện và thể hiện chuyên môn trong CV

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào trong cuộc sống. Con đường sự nghiệp của bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu như kỹ năng này không được nâng cấp theo thời gian. Vậy kỹ năng chuyên môn là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến như vậy trong công việc và phải làm sao để chúng ta có thể cải thiện kỹ năng này?

kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là gì?

Kỹ năng chuyên môn (tiếng Anh là Specialist skill) là những kiến thức và kỹ năng đặc thù cần thiết mà mỗi cá nhân phát triển cho từng lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Được xem là kỹ năng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công việc chuyên môn và đóng góp vào sự hiệu quả của một cá nhân trong lĩnh vực đó.

Những yếu tố cấu thành ra kỹ năng chuyên môn

Yếu tố cấu thành kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là những kiến thức và khả năng cụ thể mà mỗi cá nhân có được qua quá trình học tập hoặc kinh nghiệm làm việc của bản thân. Đây là kỹ năng mang tính chuyên môn, có thể đo lường và đánh giá một cách khách quan.

Một số kỹ năng mà chúng ta thường nghe qua như:

  • Kỹ năng quản lý dự án
  • Kỹ năng lập trình
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
  • Kỹ năng sử dụng máy tính
  • Kỹ năng phân tích

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là kỹ năng hình thành nhờ kinh nghiệm sống và làm việc. Bên cạnh đó, đây là kỹ năng khá khó để đo lường, nó tập trung vào cách mà con người chúng ta tương tác, giao tiếp và làm việc với mọi người xung quanh.

Một số ví dụ về kỹ năng mềm có thể kể đến như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo

Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp

Những phẩm chất đạo đức tích cực như tinh thần trách nhiệm, trung thực và tận tâm nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin, sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.

Khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp, nếu bạn sở hữu phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kể trên thì sẽ được đồng nghiệp và đối tác đánh giá là một người đáng tin cậy và chuyên nghiệp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi giúp bạn có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đối tác và cả khách hàng.

Ví dụ, một người đầu bếp có đạo đức nghề nghiệp cao, sẽ luôn tuân thủ những nguyên tắc, tránh xa những điều cấm kỵ trong nghề bếp (Chẳng hạn như thái rau củ trên thớt thịt sống) để đảm bảo những món ăn mình làm ra đạt được chất lượng cả về mùi vị, trình bày và an toàn thực phẩm.

Tầm quan trọng của kỹ năng chuyên môn trong công việc

kỹ năng chuyên môn là gì

Nâng cao hiệu suất làm việc: Nhờ kỹ năng chuyên môn mà bạn sẽ nhanh chóng thích ứng với quy trình làm việc tại bất kỳ công ty nào qua đó giúp bạn thực hiện công việc một cách hiệu quả cả về năng suất và hiệu suất.

Tăng cơ hội thăng tiến: Nếu trong quá trình làm việc, bạn thể hiện được kỹ năng chuyên môn nổi trội hơn so với những người đồng nghiệp khác, bạn sẽ được đánh giá rất cao từ mọi thành viên trong tổ chức qua đó nâng cao cơ hội thăng tiến, trở thành một phần quan trọng của doanh nghiệp.

Tạo sự tự tin: Thay vì đưa những ý kiến dựa trên nhận định chủ quan của bản thân thì việc nắm vững kiến thức, kỹ năng này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và giải quyết những vấn đề.

Gia tăng thu nhập: Nhờ vào cơ hội thăng tiến khi sở hữu năng lực chuyên môn ấn tượng sẽ giúp bạn nhận được mức lương, thưởng cao hơn so với những người đồng nghiệp khác.

Mở rộng mạng lưới quan hệ: Nhờ vào nền tảng chuyên môn vững chắc, bạn sẽ không cảm thấy lạc lõng khi nói chuyện, bàn luận kiến thức chuyên môn với những người cùng lĩnh vực, qua đó tạo điều kiện giúp mọi người cùng hợp tác với nhau dựa trên cơ sở học hỏi và trau dồi kiến thức.

Bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng chuyên môn

Tập trung vào lĩnh vực mà bản thân yêu thích

Tập trung vào lĩnh vực mà bản thân yêu thích

Đầu tiên bạn cần xác định lĩnh vực chuyên môn mà bản thân mà bản thân mong muốn phát triển. Đôi khi cùng một ngành nhưng sẽ có rất nhiều nhánh lĩnh vực khác nhau (Ví dụ ngành Marketing có rất nhiều mảng khác nhau như PR, Content, SEO,…).

Để xác định được lĩnh vực phù hợp với bản thân nhất, hãy cân nhắc tất cả những yếu tố như năng lực, sở thích, cơ hội nghề nghiệp để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Khi đã xác định được lĩnh vực yêu thích của mình, bạn có thể dồn hết công sức và thời gian của bản thân chỉ để rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực đó để thăng tiến trở thành chuyên gia trong lĩnh vực sở trường của mình thay vì biết nhiều thứ nhưng mỗi thứ chỉ biết một chút.

Học tập, rèn luyện liên tục

Đừng bao giờ nghĩ rằng những kiến thức bạn đã biết hôm nay là đủ, kiến thức luôn là vô hạn. Chính vì vậy, bạn cần phải rèn luyện, nâng cấp kỹ năng chuyên môn của bản thân xuyên suốt sự nghiệp thông qua việc đọc sách, bài viết, tài liệu chuyên ngành và cập nhật những tin tức mới nhất trên báo chí liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bản thân.

Ngoài ra những hội thảo Offline, Webinar trực tuyến hoặc những khóa học đào tạo nâng cao cũng sẽ là những cơ hội tuyệt vời để bạn được nghe những chia sẻ bổ ích từ các chuyên gia trong ngành qua đó giúp bạn tích lũy thêm những kinh nghiệm mới mẻ để phát triển kỹ năng chuyên môn.

Chủ động hợp tác với những bạn bè cũng ngành nghề

Chủ động hợp tác với những bạn bè cũng ngành nghề

Một trong những phương pháp hiệu quả lại mà đơn giản để nâng cao kỹ năng chuyên môn chính là chủ động hợp tác, làm việc nhóm với những đồng nghiệp, bạn bè trong cùng lĩnh vực hoặc cùng hướng đến những mục tiêu tương tự nhau.

Nhờ đó, bạn sẽ học hỏi thêm những kinh nghiệm quý giá từ họ và giúp mọi người cởi mở hơn về những vấn đề của bản thân để cùng trao đổi, thảo luận và tư vấn cho nhau những phương pháp làm việc hữu ích.

Lý thuyết đi đôi với thực hành

Với những kiến thức đã học quá trình đào tạo, hãy tìm cách để vận dụng chúng vào thực tế. Để làm được điều này, bạn có thể chủ động tìm cho mình những bài tập vận dụng, dự án hoặc một vấn đề thực tế trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi và thực hành chúng để rèn luyện kỹ năng chuyên môn của bản thân.

Qua đó, bạn sẽ dần nắm được phương án giải quyết vấn đề từ cơ bản cho đến phức tạp để từ đó phát triển kỹ năng chuyên môn của mình.

Tìm một Mentor uy tín

Mentor cố vấn về kỹ năng chuyên môn

Những Mentor dày dặn kinh nghiệm chuyên môn có sự nhiệt tình và tận tâm trong công tác đào tạo sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm những nguồn tư liệu học tập phù hợp, chủ động cho bạn thực hành công việc thực tế phù hợp với trình độ hiện tại của bản thân.

Bên cạnh đó, người hướng dẫn cũng cố vấn việc định hướng lĩnh vực phát triển phù hợp với bạn dựa trên kinh nghiệm làm việc của họ.

Tham gia các cộng đồng cùng lĩnh vực

Thông qua các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội cùng lĩnh vực, chúng ta có thể chia sẻ ý kiến, kiến thức và kinh nghiệm công việc từng trải. Từ đó giúp chúng ta thấy được cái nhìn bao quát hơn về sự đa dạng trong lĩnh vực mình theo đuổi, hiểu biết thêm những điều mới mẻ có thể áp dụng trong công việc và mở rộng thêm mạng lưới mối quan hệ cho bản thân.

Tự đánh giá hiệu suất thường xuyên

Tự đánh giá hiệu suất thường xuyên

Nhờ vào việc tự đánh giá hiệu suất thường xuyên mà mỗi cá nhân sẽ nhận biết được những kỹ năng bản thân đã nắm vững và xác định những kỹ năng mình chưa hoàn thiện để nỗ lực khắc phục trong tương lai.

Ngoài ra đánh giá hiệu suất thường xuyên cũng giúp mỗi cá nhân tự theo dõi được sự tiến bộ của bản thân theo thời gian nhờ vào việc thiết lập mục tiêu, so sánh kết quả đã hoàn thành so với những tiêu chuẩn bản thân đề ra lúc đầu, qua đó giúp bạn nhìn nhận được bản thân mình đã tốt hơn trước thế nào sau quá trình nỗ lực rèn luyện kỹ năng kéo dài.

Tự đặt ra thách thức cho bản thân

Đừng chỉ nên dừng lại ở những công việc thường nhật bạn thường làm, hãy luôn đặt ra cho mình những giới hạn trong công việc để chủ động làm mới bản thân, nâng cấp kỹ năng chuyên môn của mình.

Chẳng hạn như nếu hàng tháng bạn được giao chỉ tiêu xây Fanpage tăng thêm 300 lượt theo dõi mỗi tháng, nếu cảm thấy đủ khả năng và nhận được khoản tiền thưởng hiệu suất hấp dẫn, hãy đặt mục tiêu cho bản thân cố gắng xây Fanpage tăng thêm 400 lượt theo dõi.

Sự khác nhau giữa kỹ năng chuyên môn và kiến thức chuyên môn

Đặc điểmKỹ năng chuyên mônKiến thức chuyên môn
Định nghĩaLà khả năng thực hành, làm việc một cách hiệu quả trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể.Là sự hiểu biết về lý thuyết về một lĩnh vực chuyên môn nào đó.
Bản chấtĐược nâng cao và phát triển thông qua thực hành và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân.Được hình thành và phát triển nhờ vào quá trình được đào tạo hoặc tự học.
Ví dụKỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực sửa máy tính: Đo điện trở, sửa cáp màn, tra keo tản nhiệt, cài phần mềm,…Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sửa máy tính: Kiến thức hệ thống vi tính, cơ chế hoạt động của từng linh kiện máy tính, k
Phương pháp học tậpCần thực hành liên tục và áp dụng kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế.Thông qua việc đọc sách, tài liệu chuyên ngành, nghiên cứu hoặc học hỏi từ các chuyên gia
Đánh giá năng lựcQuan sát và đánh giá hiệu suất làm việc thực tếThông qua các hình thức kiểm tra, vấn đáp

Kỹ năng chuyên môn của một số công việc phổ biến hiện nay

Ngành Marketing: Tùy vào một số mảng mà sẽ yêu cầu chuyên môn khác nhau, ví dụ như Content yêu cầu kỹ năng chuyên môn về viết văn, SEO yêu cầu kỹ năng phân tích, nghiên cứu từ khóa, Business Analyst cần kỹ năng phân tích, đàm phán và quản lý dự án,…

Ngành ngoại ngữ: Cần chú trọng các kỹ năng như biên dịch, phiên dịch.

Ngành IT: Cần có kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ lập trình, sử dụng máy tính và phần mềm tin học thành thạo.

Ngành dược: Cần có kỹ năng bào chế thuốc, kiểm nghiệm chất lượng thuốc.

Ngành hành chính văn phòng: Cần có kỹ năng về quản trị nhân sự, tin học văn phòng, nghiệp vụ hành chính

Ngành tài chính ngân hàng: Cần có các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến phân tích, định giá và kỹ năng tính toán cẩn thận, tỉ mỉ.

Ngành sân khấu – điện ảnh: Cần có kỹ năng diễn xuất, làm chủ cảm xúc, kịch bản tình huống.

Cách thể hiện kỹ năng chuyên môn trong CV

Cách thể hiện kỹ năng chuyên môn trong CV

Có thang đo lường cụ thể về kỹ năng: Thay vì chỉ liệt kê những kỹ năng một cách chung chung, hãy lựa chọn từ ngữ linh hoạt hơn để nhà tuyển dụng có thể đo lường được mức độ thành thạo kỹ năng, chẳng hạn như thay vì nói “kỹ năng tiếng anh tốt” hãy liệt kê các chứng chỉ và số điểm mà bạn có, ví dụ như “chứng chỉ IELTS với band điểm 7.5.

Liệt kê kỹ năng theo thứ tự ưu tiên: Bởi vì một số HR có xu hướng chỉ xem lướt qua CV, nên những kỹ năng quan trọng cho công việc là thứ mà họ quan tâm hơn. Khi nhìn thấy kỹ năng chuyên môn nổi bậc của bạn được ưu tiên liệt kê trước sẽ để lại cho HR ấn tượng sâu sắc về khả năng sắp xếp bố cục CV của bạn.

Nêu bật những thành tựu trước đây: Để có dẫn chứng thuyết phục hơn chứng minh kỹ năng chuyên môn của bản thân, hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể về những thành tựu trước đây bạn đã đạt được nhờ vào việc áp dụng kiến thức, kỹ năng. Đừng nên chỉ đề cập chung chung những công việc thông thường mà bạn làm ở công ty cũ.

Liệt kê những kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển: Không nên đưa những kỹ năng chuyên môn không đúng với ngành nghề tương ứng vào CV. Nếu HR thấy một kỹ năng không phải thuộc ngành mình, họ sẽ đánh giá ứng viên là chỉ rải CV bừa và loại hồ sơ ngay lập tức.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, mọi người đã hiểu được tầm quan trọng của việc trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc để bắt đầu hành trang cho sự nghiệp phát triển của mình. Hiện nay, Học Viện PMS đang cung cấp một số chương trình đào tạo về kỹ năng mềm và quản lý công việc hiệu quả hiện nay, nếu có nhu cầu, các bạn có thể truy cập tại đây để xem thêm.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *