Kỹ Năng Giải Quyết Xung Đột Mâu Thuẫn – Xây Dựng Mối Quan Hệ

Kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn là kỹ năng xã hội cần được rèn luyện thường xuyên. Nếu không khéo bạn có thể biến một cuộc thảo luận thành một trận chiến đối đầu. Dù là đối đầu với bạn bè, đồng nghiệp, người thân, đối tác, quản lý cấp trên hay thậm chí là kẻ thù cũng có thể đem đến kết quả không tốt đẹp cho bản thân bạn hay thậm chí là những người xung quanh.
Vì mục đích của cuộc thảo luận là đạt được một thỏa thuận mà ai cũng tin điều đó sẽ giúp mọi thứ hiệu quả. Nên đó chính là lý do bạn cần hiểu bản chất của mâu thuẫn, xung đột. Nhằm ngăn chặn căng thẳng trước khi biến cuộc thảo luận trở thành xung đột mất kiểm soát.
Sở hữu kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn
Sở hữu kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn
Sự khác biệt về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân, đoàn nhóm là lý do dẫn đến những cuộc xung đột. Những người không bao giờ muốn chịu thiệt là người xúc tiến những cuộc xung đột nhiều hơn. Vì muốn giành được quyền lợi họ cho là thiết yếu đối với bản thân. Trong khi một số khác thường chấp nhận chịu thiệt ở một mức độ nào đó thay vì bước vào các trận chiến đối đầu.

Tất cả về kỹ năng giải quyết xung đột mẫu thuẫn sẽ được PMS bật mí dưới đây:

1, Xung đột, mâu thuẫn có phải là điều tồi tệ?

Xung đột, mâu thuẫn thường mang lại hai giá trị: xây dựng hay phá vỡ.
Trong bất cứ cá nhân hay tổ chức phát triển  luôn tồn tại xung đột và mâu thuẫn. Vì nó là tiền đề cho những sáng tạo, đổi mới, gia tăng sự thấu hiểu bản thân hay các thành viên trong tổ chức. Khi việc mâu thuẫn giúp các thành viên nhìn nhận lại các ý tưởng, đề xuất các phương án. Nó sẽ thúc đẩy việc tìm hiểu thông tin và xây dựng các kế hoạch dựa trên logic góp phần xây dựng sự phát triển. đây là chức năng xây dựng.
Ngược lại, chức năng phá vỡ sẽ gây ra những tác hại rất lớn, đó là chia rẽ nội bộ, giảm sự gắn kết, đánh mất các mối quan hệ.
Đó chính là lý do bạn cần rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn. Biến nó trở thành kỹ năng có thể ứng biến bất cứ tình huống nào một cách linh hoạt. Cùng PMS khám phá các bước xử lý xung đột, mâu thuẫn nhé.

2. Truy tìm nguyên nhân

Việc đánh giá một vấn đề chỉ dựa trên biểu hiện bên ngoài có thể khiến bạn đoán sai nguyên nhân. Phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm là lỗi thường gặp của mọi người. Để truy tìm nguyên bạn có thể sử dụng công cụ 5WHY Sakichi Toyoda của Chủ tịch tập đoàn TOYOTA. 
Đây là công cụ truy tìm nguyên nhân với nguyên lý đơn giản nhưng hiệu quả. Công cụ này giúp bạn liệt kê tất cả những thắc mắc của mình trước vấn đề.
kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn - nguyên nhân
Kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn – nguyên nhân
Ưu điểm: Dễ vận dụng
Nhược điểm: không sử dụng khéo bạn sẽ khiến người phụ trách vấn đề rơi vào thế phòng bị. Vì vậy cần khéo léo, linh hoạt khi sử dụng.

3. Biết lắng nghe

Biết lắng nghe là cách giúp bạn thận trọng và tránh hành xử gấp gáp khi thảo luận với người khác. Lắng nghe, đồng cảm giúp cuộc tranh luận không đi vào ngõ cụt. Đồng thời, giúp người đối diện tôn trọng ý kiến của bạn.

4. Hiểu người hiểu mình bằng các mô hình phán đoán hành vi

Mỗi cá nhân đều có quan điểm, thói quen, hành vi và tính cách khác nhau. Tuy nhiên, tính cách của một người rất khó để hiểu, phán đoán hay nắm bắt đó là lý do vì sao Social Style – mô hình 4 phong cách giao tiếp xã hội của Robert và Dorothy Bolton được ưa chuộng và vận dụng nhiều trong công việc và cuộc sống hiện nay.
Mô hình này cho rằng có 4 phong cách giao tiếp cơ bản là: Analyticals (Người phân tích), Drivers (Người dẫn dắt), Expressives (Người biểu cảm), Amiables (Người dễ mến).
kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn
Social Styles thường được áp dụng khi tìm hiểu phong cách giao tiếp hiện tại của một người
Người thuộc phong cách Drivers và Analyticals thường thiên về công việc, chỉ có điểm khác biệt khá rõ là người Drivers thích thảo luận các vấn đề trong công việc với phong cách quyết đoán, ngắn gọn về mục tiêu và các kết quả thì người Analyticals thường sẽ đặt ra các câu hỏi về số liệu, dữ liệu và có chiều hướng lắng nghe hơn.
Những người thuộc nhóm Expressives và Amiables thường là những người có phản ứng với biểu cảm đa dạng. Họ thích bàn về những chủ đề xã hội, cuộc sống, liên quan đến con người. Trong khi Expressives thích thể hiện bản thân và không ngừng nói thì người Amiables thường quanh co, tình cảm và muốn lắng nghe thông tin từ người khác hơn.
Hiểu được phong cách giao tiếp của người khác sẽ giúp bạn dễ tạo ảnh hưởng và tránh những tranh luận không cần thiết, từ đó giúp bạn dễ phối hợp trong công việc hơn.

5. Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ

Gốc rễ của việc xây dựng một mối quan hệ bắt nguồn từ việc xây dựng niềm tin, khi bạn tạo được sự tin tưởng và kết nối tốt đối với các thành viên trong nhóm thì những mâu thuẫn, xung đột có thể tự động giảm thiểu đáng kể. Một trong những công thức xây dựng niềm tin được chuyên gia PMS chia sẻ trong chương trình “Kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn” là công thức TRUST:

TREAT:

sự đối đãi, đối xử với mọi người xung quanh. Bạn cư xử nhẹ nhàng, thanh lịch, điềm đạm hay gắt gỏng, gây khó dễ…sẽ định hình lên hình ảnh về hành vi của bạn trong mắt bạn bè, đồng nghiệp.

RESPONSIVE:

cách bạn phản hồi với mọi người về vấn đề là một trong những điều dễ bị bỏ qua. Việc phản hồi rất quan trọng vì vậy bạn cần lưu ý đừng để bạn bè, đồng nghiệp của mình chờ đợi câu trả lời nhé.

UNDERSTAND:

sự thấu hiểu đến từ việc bạn biết cách quan sát. Không đợi người khác nhắc nhở trong các công việc phối hợp với người khác. Đó cũng là cách giúp bạn thể hiện sự nhạy bén của mình công việc.

SPEED:

tốc độ thường là một trong những chỉ số phản ánh năng lực của một người. Bạn phản ứng linh hoạt với các sự việc như thế nào? Tốc độ phản ứng ra sao? Công bạn cần bắt tay làm liền và những việc cần thận trọng suy nghĩ sẽ phản ánh con người của bạn.

TANGIBLE:

giá trị bản thân hữu hình, đừng để người khác hiểu nhầm qua việc ăn mặc lôi thôi, xuề xòa với chính bản thân mình. Một bề ngoài gọn gàng, năng động sẽ thể hiện tác phong chuyên nghiệp hơn. Đừng biện minh cho vẻ ngoài không được đầu tư. Bạn là người không quan tâm đến vẻ bề ngoài? Chắc chắn sẽ không ai đánh giá cao việc này.

6. Kết luận

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến một cuộc tranh cãi đúng sai. Tuy nhiên nếu bạn biết cách áp dụng các mô hình tìm hiểu nguyên nhân bạn sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề. Khác biệt về tính cách và hành vi giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Khi hiểu được phong cách giao tiếp của người đối diện bạn sẽ tìm được các thời điểm thích hợp. Tăng khả năng thuyết phục cho bản thân.
Có rất nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu trên thế giới dày công tìm hiểu. Hãy luôn mở mang bản thân bằng cách không ngừng cập nhật kiến thức mỗi ngày. Vận dụng các mô hình thành công là cách giúp bạn hình thành kỹ năng giải quyết xung đột hiệu. Chúc bạn thành công!
Học viện PMS
—————————————————————————————————————–
Để tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Học viện PMS, các Anh/Chị vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 102 Nguyễn Xí, P 26, Quận Bình Thạnh, TP HCM
CN Bình Dương: Đại học Quốc Tế Miền Đông, Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 028 7300 6069
0965 845 468

Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO