Năng suất lao động là gì? Cách tính và tầm quan trọng việc đo lường NSLĐ

Nhiều người khi nghe đến năng suất lao động là gì vẫn hay thắc mắc khi chưa hiểu rõ về khái niệm này. Sâu xa hơn, nó có tác động đến tổ chức và cả một quốc gia như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách tính và công thức tính năng suất lao động và các giải pháp nâng cao NSLĐ hiệu quả.

Năng suất lao động là gì?

Năng suất lao động là thước đo so sánh sản lượng kinh tế với lượng lao động cần thiết để sản xuất ra sản lượng đó. Năng suất lao động thường được sử dụng để tính toán lượng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế do một giờ lao động tạo ra.

Tăng trưởng năng suất lao động phụ thuộc vào ba yếu tố chính là đầu tư vào vốn, tiến bộ công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

năng suất lao động là gì

Theo góc nhìn vĩ mô, năng suất lao động không chỉ có nhiệm vụ đo lường tại các tổ chức riêng lẻ, mà còn có thể sử dụng như một công cụ đánh giá sự biến động kinh tế của cả một quốc gia. Nó có thể tác động đến mức thu nhập của cá nhân, tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cùng xem mô hình 5S giúp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp thế nào?

Cách tính năng suất lao động mới nhất

Tính bằng đơn vị người lao động

Năng suất lao động tính bằng đơn vị giờ lao động là chỉ số có thể đánh giá cách sử dụng thời gian hiệu quả lao động của quốc gia, ngành nghề, hay một doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng công thức:

GDP = Tổng sản lượng đã sản xuất / Tổng số người tham gia lao động

năng suất lao động

Lấy ví dụ một công ty sản xuất áo thun. Trong một tháng, họ đã sản xuất tổng cộng 10.000 chiếc áo. Công ty này có 100 công nhân làm việc trong thời gian một tháng đó. Tính năng suất lao động của công ty này theo cách tính bằng đơn vị người lao động như sau:

nâng cao năng suất lao động

Tính bằng đơn vị giờ lao động

Năng suất lao động tính bằng đơn vị giờ lao động là thể hiện được mức độ sử dụng hiệu quả thời gian lao động. GDP được tính bằng công thức:

GDP = Tổng sản lượng / Tổng số thời gian làm việc

cách tính năng suất lao động
Cách tính năng suất lao động

Lấy ví dụ một doanh nghiệp sản xuất khoai. Sau mùa vụ, họ đã thu được tổng cộng 10.000 kg khoai. Trong thời gian thu hoạch đó, nhóm nông dân đã làm việc tổng cộng 2000 giờ. Tính năng suất lao động của doanh nghiệp theo cách tính bằng đơn vị giờ lao động:

tầm quan trọng của năng suất lao động

Quy định trả lương theo năng suất

Theo điều 95 của Bộ luật Lao Động số 45/2019/QH14, quy định trả lương theo năng suất lao động như sau:

  1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
  2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
  3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Quy định thưởng theo năng suất

Căn cứ theo điều 104 trong Bộ luật Lao Động 2019 quy định mức tiền thưởng cho người lao động như sau:

  1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
  2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Tầm quan trọng của việc đo lường năng suất lao động

Năng suất lao động có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện mức sống tiêu dùng cao hơn. Khi năng suất lao động của một nền kinh tế tăng lên, nghĩa là sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lượng công việc tương đối. Sự gia tăng sản lượng giúp người tiêu dùng có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với mức giá ngày càng hợp lý.

Tầm quan trọng đo lường năng suất lao động

Như đã nói ở trên phần định nghĩa, năng suất lao động có liên quan trực tiếp đến biến động về “vốn vật chất, công nghệ mới và vốn con người“. Nếu năng suất lao động tăng trưởng, thì có thể bắt nguồn từ tăng trưởng ở một trong ba yếu tố này, cụ thể:

  • Vốn vật chất bao gồm các công cụ, thiết bị và cơ sở vật chất mà người lao động có sẵn để sử dụng để sản xuất hàng hóa.
  • Công nghệ mới là phương pháp kết hợp các đầu vào để tạo ra nhiều đầu ra hơn, chẳng hạn như dây chuyền lắp ráp hoặc tự động hóa.
  • Vốn con người thể hiện sự gia tăng về trình độ học vấn và chuyên môn hóa của lực lượng lao động.

Năng suất lao động cũng có thể chỉ ra những thay đổi ngắn hạn và theo chu kỳ trong nền kinh tế, thậm chí có thể là sự đảo ngược. Nếu sản lượng tăng trong khi giờ lao động vẫn giữ nguyên, điều đó báo hiệu rằng lực lượng lao động đã trở nên năng suất hơn. Ngoài ba yếu tố cơ bản được nêu ở trên, điều này cũng được thấy trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng và mối đe dọa sa thải xuất hiện thì người lao động sẽ nỗ lực làm việc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

  • Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp tạo ra lực lượng lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Được đào tạo bài bản giúp nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, qua đó giúp tăng năng suất lao động.
  • Cơ cấu vốn: Ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và khả năng tối ưu hóa năng suất. Cơ cấu vốn tác động đến cách phân phối và sử dụng nguồn lực.
  • Tái cơ cấu nền kinh tế: Yếu tố này đồng nghĩa với việc các nguồn lực và tài nguyên sẽ được phân bổ lại một cách có hiệu quả hơn. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy khả năng đẩy mạnh năng suất lao động cho các doanh nghiệp.
  • Nhu cầu tăng: Nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ tăng dẫn đến hệ quả là việc sản xuất và làm việc cũng cần nâng cao để đáp ứng nhu cầu này. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng năng suất và phát triển kinh tế.
  • Đổi mới khoa học – công nghệ: Sự đầu tư và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có ảnh hướng tích cực đến quy trình sản xuất. Sản phẩm được tạo ra có giá trị cao hơn và tiếp kiệm chi phí cũng như thời gian. Cho thấy tác động quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp giúp nâng cao năng suất lao động

Mỗi doanh nghiệp sẽ có từng đặc điểm khác nhau, tùy vào từng doanh nghiệp mà có các giải pháp khác nhau, dưới đây là các chính sách nâng cao năng suất lao động.

Năng suất lao động

Nâng cao chất lượng đào tạo

Trước tiên, doanh nghiệp cần tạo cơ hội cho người lao động nâng cao kỹ năng và cho họ tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với chi phí phải chăng, giúp nâng cao năng suất của cả doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tiến bộ công nghệ

Phát triển các công nghệ mới bao gồm công nghệ cứng như máy tính hóa hoặc rô bốt và công nghệ mềm như phương thức tổ chức doanh nghiệp mới hoặc cải cách thị trường tự do trong chính sách của chính phủ có thể nâng cao năng suất lao động.

Chính sách khuyến khích

Nhà nước cần có sự quan tâm, đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích tinh thần doanh nghiệp trong việc duy trì và nâng cao năng suất chất lượng lao động. Luôn tạo điều kiện và đảm bảo sự phát triển tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển chung của các doanh nghiệp một cách công bằng và đồng đều

Đối với các doanh nghiệp, xây dựng chính sách khen thưởng và động viên nhân viên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực và nâng cao năng suất lao động của nhân viên nói riêng và của toàn bộ tổ chức nói chung.

Bài viết đã mang lại kiến thức để bạn có thể hiểu được năng suất lao động là gì? PMS cũng đã hướng dẫn bạn các công thức mới nhất để tính GDP của một doanh nghiệp cùng với đó và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Hiểu rõ tầm quan trọng và các giải pháp để nâng cao năng suất lao động.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *