Sản xuất là hoạt động vô cùng quan trọng trong đời sống để đáp ứng những nhu cầu sống của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Song song đó đây là hoạt động tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Bài viết dưới đây của PMS sẽ cung cấp cho bạn đọc về những yếu tố chính phải có trong sản xuất và sự quan trọng của sản xuất trong đời sống con người.
Sản xuất là gì?
Sản xuất là quá trình tận dụng các yếu tố đầu vào bao gồm nguồn vốn, lao động, nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc,… để tạo ra các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ cho mục đích trao đổi, sử dụng hoặc thương mại.
Quyết định sản xuất được đưa ra từ những vấn đề chính (ảnh hưởng từ việc thiết lập mục tiêu về doanh thu và khách hàng tiềm năng) bao gồm:
- Sản xuất sản phẩm nào?
- Sản xuất cho ai?
- Quy trình sản xuất ra sao?
- Giá thành bao nhiêu để tối ưu hóa lợi nhuận?
- Tận dụng nguồn lực như thế nào để việc sản xuất được hiệu quả?
Các yếu tố sản xuất
Đất đai
Đất đai bao gồm những nguồn lực từ thiên nhiên được dùng trong sản xuất gồm đất, rừng, biển, sông, hồ, khoáng sản,…
Dù nghe có vẻ đồ sộ là vậy nhưng tùy vào hình thức sản xuất của doanh nghiệp thì họ có thể tận dụng ít nhất 1 hoặc nhiều nguồn lực từ thiên nhiên khác nhau. Chẳng hạn như nhà máy thủy điện tận dụng sức nước để sản xuất ra dòng điện, còn trồng trọt, chăn nuôi thì đương nhiên đất đai sẽ là nguồn lực chủ yếu.
Lao động
Theo nghĩa rộng thì lao động bao gồm tất cả các ngành nghề tạo ra giá trị trong xã hội bao gồm bác sĩ, nhân viên bán hàng, văn phòng,…
Trong sản xuất thì lao động được xem là sức lao động của con người sử dụng để chế tạo ra các sản phẩm thông dụng cho đời sống, được chia ra làm hai loại là lao động trí óc và chân tay.
Vốn hiện vật
Bao gồm tất cả chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất bao gồm vốn đầu tư (từ cổ đông, chủ doanh nghiệp, vay vốn ngân hàng), lợi nhuận được sử dụng để xoay vòng vốn.
Chi phí sẽ được doanh nghiệp sử dụng trong việc mua sắm những nguyên vật liệu đầu vào, trang thiết bị máy móc, xưởng sản xuất, trả tiền công cho lao động,…
Năng lực kinh doanh
Năng lực kinh doanh là quá trình kết hợp những yếu tố sản xuất khác nhau để tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho người tiêu dùng. Được thể hiện thông qua các quyết định về sản xuất mà doanh nghiệp đưa ra hay các chiến lược quản trị rủi ro, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.
► Đọc thêm: Làm sao để phát triển năng suất cho doanh nghiệp?
Tầm quan trọng của sản xuất
Tạo ra của cải vật chất
Hoạt động sản xuất luôn hướng đến việc tạo ra các sản phẩm vật chất hữu ích cho đời sống của con người, bao gồm những thứ thiết yếu cho cuộc sống con người như thực phẩm, quần áo, phương tiện di chuyển,…
Không chỉ vật chất hữu hình, hiện nay sản xuất cũng đóng vai trò thiết yếu để tạo ra sản phẩm vô hình mang giá trị tinh thần như phim ảnh, âm nhạc, spa,…
Tạo việc làm cho người lao động
Hiện nay dù là ở bất cứ quốc gia nào thì sản xuất cũng là lĩnh vực kinh tế tạo ra việc làm, giúp người lao động có được thu nhập ổn định, qua đó đáp ứng những nhu cầu, chi tiêu hàng ngày cho đời sống như mua sắm thực phẩm, giáo dục, sức khỏe và chỗ ở.
Ngoài ra sau một thời gian cống hiến, làm việc kéo dài với một khoản tiền dành dụm, người lao động cũng có thể tiến hành những hoạt động đầu tư, gửi tiết kiệm ngân hàng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
► Đọc thêm: 8 giai đoạn trong quy trình sản xuất
Thúc đẩy nền kinh tế nước nhà
Thông qua hoạt động sản xuất sản phẩm/dịch vụ, nền kinh tế của một quốc gia có thể được mở rộng và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Đồng thời sản xuất cũng tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình chuyển đổi từ nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh nhờ vào các công nghệ sản xuất được nâng cao theo thời gian. Mỗi sản phẩm đời mới đều sẽ tạo ra giá trị sử dụng cao hơn so với sản phẩm cũ từ đó thu hút khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Đáp ứng nhu cầu con người và xã hội
Của cải vật chất được sản xuất ra không chỉ đáp ứng cho đời sống vật chất và tinh thần của một cá nhân, mà chúng cũng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề xã hội như thất nghiệp, nghèo đói thông qua các đợt cứu trợ, từ thiện để từ đó nâng cao đời sống của người dân, xây dựng một xã hội mà mọi người cùng đoàn kết, chung tay giúp đỡ lẫn nhau.
Đóng góp cho hoạt động xuất khẩu
Sản phẩm/dịch vụ được tạo ra từ hoạt động sản xuất không chỉ được dùng để tiêu dùng nội địa mà cũng có thể được xuất khẩu, trao đổi trên thị trường quốc tế.
Việc các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng như thương mại quốc tế sẽ góp phần tăng cơ hội phủ sóng sản phẩm của doanh nghiệp đến bạn bè quốc tế và đem về nhiều lợi nhuận hơn cho tổ chức.
Thúc đẩy công nghệ, khoa học phát triển
Sản xuất được xem là động lực thúc đẩy khoa học – công nghệ phát triển. Tại sao lại nói như vậy? Một sản phẩm không thể được dùng từ năm này qua năm khác, khi mà nhu cầu của con người luôn mong muốn một thứ gì đó cải tiến hơn để theo kịp thời đại.
Chính từ nhu cầu tất yếu đó mà ngày nay các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, gia dụng và điện tử đều có xu hướng áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại để cho ra mắt những sản phẩm ưu việt hơn để đáp ứng được nhu cầu đổi mới của người tiêu dùng.
Các loại hình sản xuất phổ biến
Với sự phát triển thị trường mạnh mẽ ngày nay đã tạo ra nhiều loại hình sản xuất khác nhau, mang lại nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp.
- Sản xuất hàng loạt (Flow Production hoặc Mass Production): Là loại hình sản xuất có thể làm ra được số lượng lớn sản phẩm cùng loại với quy trình được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa. Thường được áp dụng phổ biến trong ngành sản xuất điện tử, may mặc,…
- Sản xuất theo dự án (Project Production): Là loại hình sản xuất mỗi đợt chỉ tạo ra duy nhất một sản phẩm, với những yêu cầu rất cao về sự thẩm mỹ cũng như tính chất kỹ thuật, thường được áp dụng trong ngành xây dựng.
- Sản xuất để lưu trữ (Make-to-stock): Loại hình sản xuất này có đặc điểm là doanh nghiệp sẽ chế tạo trước sản phẩm cụ thể với số lượng lớn để lưu kho và bán ra khi khách có đơn đặt hàng. Thường được áp dụng cho các sản phẩm gia dụng hoặc thực phẩm đóng hộp có hạn sử dụng lâu.
- Sản xuất đơn lẻ (Job production): Đối với hình thức sản xuất này, doanh nghiệp sẽ làm ra sản phẩm với số lượng ít nhưng yêu cầu cao về sự thẩm mỹ và tính chất kỹ thuật. Thường được áp dụng trong những sản phẩm thiết bị, máy móc,…
- Sản xuất liên tục (Continuous production): Đây là loại hình sản xuất mà sản phẩm sẽ được chế tạo, gia công với khối lượng lớn và liên tục xuyên suốt cả năm mà không bị gián đoạn. Thường được áp dụng với những sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao chẳng hạn như xăng dầu.
- Sản xuất gián đoạn (Intermittent production): Trong loại hình này, hoạt động sản xuất sẽ được tiến hành một cách linh hoạt để tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều kiểu dáng khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra, nếu quý anh/chị muốn tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực sản xuất có thể tham khảo những chương trình đào tạo quản trị sản xuất tại Học Viện PMS.
Với sự hướng dẫn, đào tạo từ đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất. PMS sẽ đem lại cho quý anh/chị phương pháp đào tạo trực quan nhất thông qua chuyến tham quan trực tiếp đến nhà máy sản xuất. Tại đây, mọi người sẽ có cơ hội được học hỏi, trải nghiệm công việc như một giám đốc sản xuất thực thụ thông qua các bài tập tình huống đa dạng.
Liên hệ ngay với PMS qua số Hotline 0965845468 để được tư vấn cụ thể hơn về khóa học CPO và nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ chúng tôi.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS