Tầm nhìn và sứ mệnh là gì? Ý nghĩa & cách xác định tầm nhìn sứ mệnh

Tầm nhìn sứ mệnh là gì? Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghe nói đến hai khái niệm này. Vậy tầm nhìn và sứ mệnh có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Làm thế nào để xác định tầm nhìn sứ mệnh cho doanh nghiệp. Hãy cùng PMS tìm hiểu cách xác định tầm nhìn sứ mệnh qua bài viết sau!

1. Tầm nhìn sứ mệnh là gì?

1.1 Tầm nhìn là gì?

Tầm nhìn là khả năng nhìn xa, hình dung một cách rõ ràng về hình ảnh tổng thể của tương lai đối với một tổ chức, cá nhân hoặc dự án. Đối với các doanh nghiệp, tầm nhìn đại diện cho hình ảnh tương lai hay tiêu chuẩn mà doanh nghiệp muốn trở thành hoặc đạt được.

Tầm nhìn là gì

Tầm nhìn thể hiện mục tiêu dài hạn, giúp xác định con đường phát triển và hướng đi lâu dài cho doanh nghiệp. Đây là nguồn cảm hứng và động lực để không ngừng nỗ lực biến viễn cảnh trong mơ thành hiện thực.

Tầm nhìn cần phải có những đặc điểm sau:

  • Rõ ràng: Tầm nhìn cần phải rõ ràng, dễ hiểu, không mơ hồ.
  • Cụ thể: Tầm nhìn cần phải cụ thể, có thể đo lường được.
  • Hấp dẫn: Tầm nhìn cần phải hấp dẫn, truyền cảm hứng cho nhân viên và các bên liên quan.
  • Khả thi: Tầm nhìn cần phải khả thi, có thể đạt được trong thời gian dài hạn.

1.2 Sứ mệnh là gì?

Sứ mệnh là những nhiệm vụ quan trọng và lớn lao mà tổ chức hoặc doanh nghiệp cam kết thực hiện, nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng và cộng đồng, đồng thời đạt được mục tiêu đã đề ra trong tầm nhìn.

Sứ mệnh là gì

Sứ mệnh giúp doanh nghiệp xác định rõ những việc cần thực hiện, cách thức thực hiện và làm cho ai.

Sứ mệnh phải có những đặc điểm sau:

  • Khẳng định giá trị: Sứ mệnh cần khẳng định những giá trị mà doanh nghiệp coi trọng.
  • Thể hiện mục đích tồn tại: Sứ mệnh cần thể hiện mục đích tồn tại của doanh nghiệp.
  • Gắn kết với khách hàng: Sứ mệnh cần gắn kết với khách hàng, thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng.
  • Gắn kết với cộng đồng: Sứ mệnh cần gắn kết với cộng đồng, thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho cộng đồng.

1.3 Sự khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh

Sự khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn và sứ mệnh của mỗi tổ chức luôn song hành với nhau. Dưới đây là một số sự khác giữa sứ mệnh và tầm nhìn, cụ thể:

  • Tầm nhìn tập trung vào tương lai, sẽ luôn được giữ nguyên và triển khai theo cả chặng đường doanh nghiệp phát triển. Nó là động lực, là nguồn cảm hứng để các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực biến viễn cảnh trong mơ thành sự thực.
  • Sứ mệnh tập trung vào hiện tại, có thể thay đổi nếu cần thiết, để phù hợp với thị trường hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nó là nhiệm vụ mà doanh nghiệp đặt ra cho bản thân và sẽ làm để đạt được mục tiêu. Sứ mệnh là lý do tồn tại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

2. Tầm nhìn sứ mệnh của doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào?

Một doanh nghiệp có thể xác định tầm nhìn là gì, sứ mệnh là gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, dưới đây là các ý nghĩa về tầm nhìn sứ mệnh, cụ thể:

  • Giúp doanh nghiệp định hướng phát triển: Tầm nhìn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới, còn sứ mệnh là mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Hai yếu tố này giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng con đường mà mình cần đi, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Khi nhân viên hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, họ sẽ có động lực làm việc và cống hiến hết mình để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
  • Giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và đối tác: Một doanh nghiệp có tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác, từ đó tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của họ.
  • Làm cơ sở để đánh giá quyết định kinh doanh: Khi một quyết định nào đó không phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, nó có thể được xem xét lại hoặc từ chối. Điều này giúp duy trì sự nhất quán và đảm bảo rằng doanh nghiệp đi đúng hướng.
  • Giúp xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Tầm nhìn, sứ mệnh thường chứa giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Chúng xác định những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức mà tổ chức tuân thủ trong mọi hoạt động. Điều này giúp xây dựng một văn hóa doanh nghiệp đúng đạo đức và tạo lòng tin từ khách hàng và cộng đồng.

Ý nghĩa của tầm nhìn và sứ mệnh là gì

Tóm lại, tầm nhìn định hình hướng phát triển của tổ chức hoặc doanh nghiệp trong tương lai, tạo động lực cho nhân viên và đồng thời thu hút đối tác cũng như khách hàng. Ngược lại, sứ mệnh là một tuyên bố ngắn gọn, chứa đựng lý do tồn tại của tổ chức hoặc doanh nghiệp, cũng như nhiệm vụ đang thực hiện.

3. Lưu ý khi xác định tầm nhìn và sứ mệnh

Khi xác định sứ mệnh và tầm nhìn là gì, doanh nghiệp cần lưu ý những điều nên và không nên như sau:

Nên:

  • Tầm nhìn và sứ mệnh cần phải phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác,… để có được sự phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan.
  • Cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được và có thể đạt được. Doanh nghiệp cần dành thời gian để làm rõ tầm nhìn và sứ mệnh của mình, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chí này.
  • Đảm bảo rằng nó là duy nhất, khác biệt và mang tính độc đáo.

Không nên:

  • Đừng nên viết ngay lập tức, mà hãy bắt đầu đặt ra các câu hỏi:
    • Làm sao để tầm nhìn và sự mệnh khác biệt?
    • Hình ảnh muốn hướng tới cho khách hàng là gì?
    • Sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ở cấp độ nào?
  • Đừng viết quá dài dòng, phức tạp, quá chung chung, mơ hồ không truyền tải được thông điệp.
  • Không nên viết quá tham vọng, không thể đạt được. Tầm nhìn và sứ mệnh cần phải khả thi, có thể đạt được trong thời gian dài hạn.

4. Cách xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

Cách xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp

Xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và phức tạp. Dưới đây là một hướng dẫn tổng quan về cách xác định tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp của bạn:

4.1 Tìm hiểu về tổ chức hiện tại

Trước khi bạn bắt đầu xác định tầm nhìn và sứ mệnh mới, hãy thực hiện một đánh giá sâu rộng về tổ chức của bạn hiện tại. Điều này bao gồm:

  • Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
  • Giá trị cốt lõi của tổ chức, đạo đức kinh doanh và nguyên tắc hướng dẫn hoạt động.
  • Lịch sử và thành tựu của tổ chức.
  • Khách hàng, thị trường mục tiêu và môi trường cạnh tranh

4.2 Nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu

Mục tiêu của doanh nghiệp là những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Mục tiêu có thể là về tài chính, thị trường, sản phẩm, dịch vụ,…

Cần nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình trước khi xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh. Nó cần phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây:

  • Xác định sản phẩm của mình là gì?
  • Xác định tính phù hợp và khả năng giải quyết “nỗi đau” của khách hàng mục tiêu hay không?
  • Sản phẩm có đáp ứng những nhu cầu cụ thể nào của khách hàng hay không?
  • Tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Những giá trị mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho họ là gì?

4.3 Xác định giá trị

Sau khi đã tiến hành nghiên cứu và thu thập cái nhìn tổng quan về thị trường, lãnh đạo doanh nghiệp cần định rõ những giá trị mà họ mong muốn mang lại cho khách hàng. Khi đặt ra tầm nhìn, người lãnh đạo cần vẽ ra bức tranh chi tiết về hình ảnh tổng thể của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là 10 – 20 năm.

Trong việc xác định sứ mệnh, đừng tập trung vào việc thể hiện những điểm mạnh nổi bật của doanh nghiệp. Với sự yêu cầu ngày càng cao trong việc lựa chọn của khách hàng, họ sẽ không thích những gì hào nhoáng chỉ bề ngoài mà không có sự độc đáo bên trong.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hãy khiêm tốn khi quảng bá về doanh nghiệp, đồng thời nỗ lực tìm kiếm những yếu tố độc đáo và sáng tạo, khác biệt với những thứ đang có trên thị trường nhưng cần đảm bảo nhu cầu của khách hàng.

4.4 Tham khảo ý kiến của các bên liên quan

Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các bên liên quan, bao gồm nhân viên, khách hàng, đối tác,… để có được tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan.

Ý kiến của các bên liên quan sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

4.5 Đảm bảo tính khả thi và điều chỉnh phù hợp

Tầm nhìn và sứ mệnh cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được và có tính khả thi, doanh nghiệp có thể đạt được. Doanh nghiệp cần dành thời gian để làm rõ sứ mệnh tầm nhìn của mình, đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chí này.

Đảm bảo tầm nhìn sứ mệnh có tính khả thi

Sau một thời gian, tổ chức, doanh nghiệp có thể lắng nghe góp ý từ các bên và có thể thay đổi nếu cần thiết. Hãy liên tục xem xét và điều chỉnh để phản ánh môi trường kinh doanh và mục tiêu.

4.6 Thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh trong mọi hoạt động

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng tầm nhìn, sứ mệnh của bạn được thể hiện trong mọi khía cạnh của hoạt động tổ chức, từ chiến lược kinh doanh đến văn hóa doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng.

Khi doanh nghiệp đã xác định được sứ mệnh tầm nhìn là gì, nó sẽ là những yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp cũng cần dành thời gian và công sức để xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp.

5. Ví dụ về tầm nhìn sứ mệnh của thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Dưới đây là một số ví dụ về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam

5.1 Vinamilk

Tầm nhìn của Vinamilk: Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.

Sứ mệnh của Vinamilk: Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

5.2 Nutifood

Tầm nhìn của Nutifood: Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững vì lợi ích của người tiêu dùng.

Sứ mệnh của Nutifood: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi, từng bệnh lý khác nhau, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của con người.

5.3 Vingroup

Tầm nhìn của VinGroup: Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực.

Sứ mệnh của VinGroup: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.

Qua bài viết trên, PMS đã giải thích các khái niệm liên quan đến tầm nhìn sứ mệnh là gì và cách xác định tầm nhìn sứ mệnh cho doanh nghiệp.Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho người đọc trong việc xây dựng một bản sứ mệnh hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về quản lý doanh nghiệp, hãy theo dõi trang web của PMS mỗi ngày nhé!

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *