Tư duy hệ thống là một kỹ năng vô cùng cần thiết giúp chúng ta luôn giữ trạng thái làm chủ bản thân để đối mặt với các thách thức và giải quyết chúng? Vậy tư duy hệ thống là gì? Lợi ích cụ thể và được phân loại như thế nào?
Tư duy hệ thống là gì?
Theo Wikipedia, tư duy hệ thống là quan điểm nhìn nhận thế giới một cách khách quan trong một thể thống nhất không thể tách rời, ở đó tất cả các đơn vị, yếu tố cấu thành, các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều có mối liên hệ, tác động qua lại với nhau trong cái tổng thể.
Nói cách khách, tư duy hệ thống là cách mà nhà quản trị nhìn nhận mọi vấn đề xảy ra như một tập hợp những hệ thống được liên kết với nhau, giúp họ nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, dựa vào đó đưa ra giải pháp bao quát cho toàn bộ các liên kết trong hệ thống.
Đặc điểm của tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống sẽ có những đặc điểm cụ thể sau:
- Tính đa chiều: Khi giải quyết một vấn đề tư duy hệ thống sẽ khuyến khích chúng ta thu thập nhiều quan điểm khác nhau để giúp vấn đề được nhìn nhận một cách toàn diện nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả.
- Tính thực tiễn: Khuyến khích ta nên áp dụng các kiến thức đã được đào tạo và công cụ hỗ trợ vào thực tế. Nhờ vậy mà khi đưa ra giải pháp có thể đảm bảo sự bao quát cho toàn bộ vấn đề thay vì giải quyết từng vấn đề nhỏ lẻ.
- Tính sáng tạo: Khuyến khích chúng ta tìm kiếm những phương án giải quyết linh hoạt, đột phá để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn chứ không bị bó buộc theo cách giải quyết truyền thống, cứng nhắc.
- Mục tiêu rõ ràng: Tư duy hệ thống luôn hướng đến việc thiết lập mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng, do quá trình nhìn nhận vấn đề giàu tính đa chiều, chứ không chỉ tập trung vào thành phần riêng lẻ của hệ thống.
► Xem thêm: Tư duy khái niệm là gì? Khi nào tư duy xuất hiện?
Lợi ích mà tư duy hệ thống mang lại
Học hỏi nhanh chóng hơn
Tư duy hệ thống giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể để tìm ra mối quan hệ tương tác giữa các thành phần. Một sản phẩm không tự nhiên mà có thể được đến tay người tiêu dùng mà là tập hợp của cả một hệ thống quy trình như nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, vận chuyển,… Mỗi quy trình sẽ là kiến thức mà các bộ phận cần nắm bắt để liên kết các hoạt động một cách chặt chẽ.
Tiếp cận vấn đề nhanh chóng
Tư duy hệ thống sẽ giúp chúng ta nhận biết được trục trặc trong hệ thống đang đến từ đâu và ảnh hưởng như thế nào đến quy trình vận hành hệ thống, do các vấn đề không xảy ra một cách riêng lẻ mà thường có mối quan hệ chặt chẽ với khâu khác chẳng hạn như quá trình vận chuyển đồ đông lạnh, sản phẩm không còn tươi, nguyên nhân có thể không nằm ở hệ thống vận chuyển mà khâu sản xuất cũng có thể gặp vấn đề.
Tác động nhanh chóng các vấn đề
Từ khâu đánh giá, tiếp cận nguyên nhân của sự vật hiện tượng để kịp thời có những phương án thực tiễn khắc phục thiếu sót tránh để lại những hậu quả không đáng có.
Đưa ra những đổi mới hợp lý
Hệ thống luôn luôn phải có sự đổi mới cải tiến theo thời gian, những tác động trong việc giải quyết vấn đề thường chỉ mang tính tạm thời, tư duy hệ thống khuyến khích tổ chức luôn cập nhật các xu hướng và đưa ra những điều chỉnh, đổi mới hợp lý để tạo nên một quy trình hệ thống hoàn thiện hơn.
4 loại tư duy hệ thống phổ biến hiện nay
Tư duy động
Tư duy động giúp các nhà lãnh đạo phán đoán và đánh giá sự thay đổi của các xu hướng trên thị trường, xu hướng nào có tiềm năng phát triển trong tương lai còn xu hướng nào sẽ trở nên lỗi thời, sớm bị mai một đi. Qua đó nắm bắt được những cơ hội mới bên ngoài để kịp thời cập nhật, đổi mới các hoạt động.
Tư duy theo tương quan
Tư duy theo tương quan là khả năng xác định, nhìn nhận và phân tích các yếu tố trong một hệ thống, mối quan hệ phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau. Bản chất của loại tư duy này thể hiện rằng vấn đề xảy ra là do sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau mà hình thành nên, chứ không tự nhiên mà các vấn đề trong hệ thống đột nhiên xảy ra một cách riêng lẻ.
Tư duy theo mô hình
Tư duy theo mô hình là khả năng thiết lập những mô hình để đại diện cho những hệ thống thực tế. Các mô hình có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu đồ,… cho phép các nhà quản trị, hoạch định chiến lược chủ động trong việc thử nghiệm những ý tưởng khác nhau, đưa ra kết quả dự kiến để có quyết định cuối cùng hợp lý và sáng suốt nhất.
Tư duy chỉ đạo hệ thống
Bao gồm việc xác định các mục tiêu trong hệ thống, thiết lập ra cấu trúc cũng như quy trình phù hợp cho cả một bộ máy tổ chức.
Ngoài ra, công tác chỉ đạo hệ thống còn bao gồm quá trình theo dõi hiệu suất của hệ thống trong quá trình vận hành để kiểm soát mức độ hiệu quả của hoạt động và kịp thời đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết.
Cách áp dụng tư duy hệ thống trong công việc
Đối với nhà quản trị, ban lãnh đạo doanh nghiệp, tư duy hệ thống nên được áp dụng theo quy trình như sau:
Bước 1: Đánh giá tình trạng hoạt động hiện tại của hệ thống
Trước tiên hãy xem xét đến các yếu tố riêng lẻ chẳng hạn như nhân lực, công nghệ, quy trình làm việc,… Đánh giá tổng quan về hệ thống này trước đến nay đã vận hành ra sao. Sau đó từ mỗi yếu tố riêng lẻ đã được đánh giá rồi đưa vào báo cáo tình trạng tổng thể để xác định những điều đã làm được và chưa làm được
Bước 2: Tìm ra những vấn đề tồn đọng cần giải quyết
Đối với mỗi vấn đề được tìm ra, cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, nguồn gốc và hệ quả có thể mang lại để đánh giá một cách tổng quan nhất vấn đề chung mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Các vấn đề, trục trặc có thể xảy ra từ cả những nguyên nhân cả nội bộ lẫn ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, chỉ cần một thay đổi nhỏ liên quan đến môi trường vĩ mô cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Bước 3: Xác định những biện pháp can thiệp hợp lý
Nên ưu tiên những biện pháp can thiệp mang tính bền vững lâu dài, nhằm khắc phục một cách triệt để. Trong quá trình tìm ra biện pháp can thiệp hãy xem xét ý kiến đề xuất của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra một phương án nhận được sự đồng thuận nhiều nhất của tổ chức và phân chia nguồn lực, công việc cụ thể để triển khai kế hoạch.
Bước 4: Thường xuyên cải tiến và phát triển hệ thống
Hôm nay vấn đề này có thể khắc phục xong, nhưng không có nghĩa là sau này sẽ không còn trục trặc nào. Các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống có thể xảy ra từ cả những nguyên nhân cả nội bộ lẫn ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, chỉ cần một thay đổi nhỏ liên quan đến môi trường vĩ mô cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Theo thời gian, ban lãnh đạo cần phải nghiên cứu, điều chỉnh mô hình hiện tại để phòng ngừa những rủi ro, thay đổi có thể xảy ra ở môi trường bên ngoài tác động vào để bảo đảm doanh nghiệp tiếp tục xây dựng hệ thống vững chắc trong tương lai.
Với khóa học phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề tại Học Viện Tư Vấn Và Đào Tạo PMS, bạn sẽ được trải nghiệm các bài tập mô phỏng thực tế để nắm vững các nguyên tắc, công cụ, phương pháp tối ưu trong giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS