4M trong sản xuất là gì? Nếu như trước đây bạn đã từng nghe đến mô hình 5M1E, thì thực chất, còn có 1 phương pháp tinh gọn hơn nữa đó là 4M1E. Tuy nhiên trong bài này chúng ta sẽ tập trung vào những cách thức để nâng cao hiệu quả cho từng yếu tố M.
4M trong sản xuất là gì?
4M trong sản xuất là khái niệm được dùng trong quản lý sản xuất nhằm gom lại những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Khi hoạt động vận hành sản xuất ở một khâu có bất cứ lỗi lầm nào, bộ phận chuyên trách cũng cần phải tìm ra những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để tìm cách cải tiến chất lượng cũng như nâng cao năng suất.
4 nguyên nhân chính có thể gây ra lỗi sản xuất, hay cũng có thể xem là những yếu tố, nguồn lực cơ bản mà mọi nhà máy đều có bao gồm: Man (Con người), Machine (Thiết bị máy móc), Method (Cách thức) và Material (Nguyên vật liệu).
Đây là mô hình thường được sử dụng trong “Sơ đồ nguyên nhân – hệ quả” do kỹ sư Kaoru Ishikawa, người được xem là cha đẻ của triết lý quản lý chất lượng thiết lập.
4 yếu tố trong mô hình 4M
Man (Con người)
Trong quy tắc 4M, đây được xem là nhân tố quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất. Bởi vì tất cả các yếu tố còn lại sẽ không thể vận hành nếu như thiếu con người. Con người trong sản xuất bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ những vị trí cấp thấp như nhân viên, trưởng bộ phận cho đến cả những vị trí lãnh đạo cấp cao trong tổ chức.
Để tăng cường hiệu quả sản xuất. Doanh nghiệp cần tích cực đầu tư vào việc đào tạo nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực thông qua các hoạt động nâng cao động lực cho nhân viên, qua đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ lực lượng lao động nói chung và bộ phận sản xuất nói riêng phát triển vững mạnh.
Machines (Máy móc)
Trong sản xuất trước đây, khi chưa có sự ra đời của máy móc, mọi hoạt động hầu như được tiến hành thủ công bằng tay, do đó thường tiêu tốn rất nhiều sức lao động của con người, trong khi thời gian ra mắt thành phẩm thì khá lau.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy móc đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra và nâng cao năng suất sản xuất.
Có điều do máy móc vẫn là sản phẩm được tạo ra từ bàn tay con người nên qua quá trình hoạt động lâu dài, độ bền và khả năng hoạt động của chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó hoạt động bảo trì máy móc định kỳ được xem là bắt buộc nếu muốn tránh tình trạng gián đoạn. trong sản xuất.
Methods (Phương thức)
Yếu tố phương pháp trong 4M bao gồm những công nghệ, phương pháp, quản lý và cách thức điều hành của ban lãnh đạo để tăng cường hiệu quả sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo những tiêu chí liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá thành và thời gian sản xuất được đảm bảo đúng như đã được lập trong lệnh sản xuất.
Materials (Nguyên vật liệu)
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, để có một sản phẩm có độ bền tốt và tuổi thọ cao thì yếu tố Materials phải luôn được các doanh nghiệp kiểm định một cách kỹ lưỡng từ nguồn gốc, giá thành cho đến chất lượng trước khi được đưa vào để sản xuất thành phẩm.
► Xem ngay: Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
E để tạo thành mô hình 4M1E là gì?
Tuy bài này tập trung vào các yếu tố 4M, nhưng thực chất vẫn cần phải nói thêm một yếu tố nữa đó là Environment (Môi trường). Bởi dù sao, nếu muốn một doanh nghiệp hiệu quả thì vẫn cần phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực để tất cả các bộ phận cùng đồng lòng cho những mục tiêu tương lai của tổ chức.
Ngoài ra trong hoạt động sản xuất, thì môi trường còn bao gồm các quy tắc, an toàn trong lao động và các tác động từ hoạt động của nhà máy sản xuất ảnh hưởng thế nào đến môi trường.
Nếu 4M trong sản xuất không quản lý tốt sẽ xảy ra điều gì?
Sự chậm trễ trong sản xuất: Trong trường hợp nguyên liệu thiếu hụt, lao động thiếu kỹ năng hay máy móc gặp trục trặc, quy trình sản xuất có thể bị ngưng trệ tạm thời, dẫn đến sản phẩm được xuất xưởng chậm, giao hàng trễ gây mất cơ hội kinh doanh.
Sản phẩm không đạt được chất lượng tốt: Tương tự như đã nói ở trên, khi những yếu tố trong 4M bị rơi vào thế bất lợi đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất sẽ diễn ra thiếu hiệu quả, dẫn đến một hệ quả tất yếu là sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
Lãng phí tài nguyên: Quy trình sản xuất thất bại do những yếu tố 4M trong quản lý chát lượng không được tốt đương nhiên sẽ khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn nguyên liệu, sức lao động của nhân viên và rất nhiều những chi phí khác.
Chi phí sản xuất đội lên: Chi phí sản xuất có thể bị tăng lên khi hoạt động sản xuất không chú trọng đến việc tối ưu hóa ngân sách hợp lý chẳng hạn như sửa chữa máy móc một cách bị động và thường xuyên, nhập quá nhiều nguyên liệu trong cùng thời điểm, sử dụng những loại máy móc giá rẻ tiêu thụ điện rất nhiều.
Bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường: Khi Sản phẩm có chất lượng kém do 4M không được quản lý tốt sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào trạng thái hoàn toàn bất lợi khi cạnh tranh trên với các doanh nghiệp cùng phân khúc khác.
Bí quyết nâng cao hiệu quả phương pháp 4M trong sản xuất
Bí quyết cải thiện yếu tố Man
Tạo ra môi trường làm việc tích cực: Doanh nghiệp nên xây dựng môi trường làm việc thoải mái, nơi mà người lao động thuộc mọi bộ phận có thể được tự do đóng góp ý tưởng của mình cho hoạt động sản xuất, nâng cao tinh thần làm việc nhóm và được tạo điều kiện hỗ trợ với những chế độ phụ cấp xứng đáng.
Phát triển kỹ năng cho lao động: Doanh nghiệp nên đầu tư hơn cho mảng đào tạo và phát triển đội ngũ lao động sản xuất, để họ có thể nắm bắt được những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc. Ngoài ra, nó còn giúp cho người lao động tăng cường sự tự tin và động lực làm việc.
Sử dụng các phương pháp đánh giá hiệu suất: Hiện nay các phần mềm quản lý hiệu suất làm việc của người lao động tích hợp với các phương pháp như thẻ điểm cân bằng, MBO, 360 độ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá và cải thiện năng suất làm việc cho lao động, họ sẽ dễ dàng trong việc đo lường khối lượng công việc của từng bộ phận.
Bí quyết cải thiện yếu tố Machines
Nâng cấp thiết bị: Doanh nghiệp nên đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị sản xuất tiên tiến hơn để nâng cao tốc độ và hiệu quả sản xuất. Với doanh nghiệp chưa có quá nhiều kinh phí để mua sắm trang thiết bị đồng loạt nên tìm một công ty cung cấp thiết bị tự động hóa để được tư vấn thuê thiết bị với những gói thuê phù hợp với ngân sách.
Tối ưu hóa hoạt động bảo trì: Không chỉ nên thực hiện bảo trì theo định kỳ, doanh nghiệp nên tìm những phương pháp bảo trì chủ động và bảo trì dự đoán để giảm thiểu thời gian gián đoạn, hạn chế tình trạng hư hỏng và gia tăng tuổi thọ của thiết bị. Hiện nay một số phần mềm có thể hỗ trợ doanh nghiệp giám sát hệ thống 24/7, tự động dự đoán những lỗi tiềm ẩn chẳng hạn như phần mềm APM.
Áp dụng tự động hóa: Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa nên được tích hợp vào các thiết bị máy móc để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra so với các trang thiết bị cũ kỹ hay thực hiện bằng cách thủ công.
Nâng cao trình độ cho lao động: Bộ phận Trainer sản xuất cần tích cực hướng dẫn, đào tạo người lao động cách để vận hành, sử dụng những thiết bị trong nhà máy để song song với việc nâng cao trình độ cho họ còn giúp cho việc sản xuất được diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Bí quyết cải thiện yếu tố Methods
Cải tiến quy trình sản xuất: Việc tối ưu hóa và cải tiến hoạt động sản xuất sẽ giúp mỗi bộ phận được làm việc một cách thoải mái nhất, tránh rơi vào tình trạng phải tự xoay sở, làm việc quá tải.
Áp dụng IoT: Công nghệ Internet of Things (IoT) sẽ giúp doanh nghiệp quản lý máy móc, điều khiển và thu thập số liệu từ xa và chuyển hóa thành báo cáo dưới dạng số hóa, giúp bộ phận sản xuất có cơ sở để đưa ra những quyết định kịp thời.
Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế: Doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế chẳng hạn như ISO 9001 để cải tiến quy trình sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.
Bí quyết cải thiện yếu tố Materials
Sử dụng phần mềm quản lý đặt hàng: Giúp doanh nghiệp thống kê, kiểm soát chi phí nguyên liệu đầu vào hiệu quả, minh bạch trong hoạt động thu chi và hạn chế việc tính toán sai các chi phí. Một số phần mềm phổ biến hiện nay bao gồm Haravan, Amis CRM,…
Sử dụng MVS: Đây là hệ thống phần mềm thị giác thông minh tích hợp công nghệ Camera AI, có thể tự động phát hiện những lỗi, khuyết tật mà mắt thường khó nhìn thấy để loại bỏ chúng để đảm bảo những nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất là loại có chất lượng tốt nhất.
Lựa chọn nhà cung ứng uy tín: Với việc lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và có những động thái thúc đẩy hợp tác lâu dài với họ, qua đó tạo cho mình một nguồn nguyên liệu đầu vào được cung ứng ổn định với giá cả hợp lý, để đảm bảo lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
Hy vọng với bài viết trên bạn đọc đã có thể hiểu thêm được phần nào về các yếu tố trong phương pháp 4M trong sản xuất và những phương pháp nâng cao từng yếu tố M để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra hiệu quả xuyên suốt và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để nắm bắt được những nguyên tắc và công cụ hỗ trợ cần thiết trong hoạt động quản trị chất lượng cho hoạt động sản xuất, quý anh chị có thể tham khảo hai khóa học dưới đây bao gồm:
Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực tiễn, PMS sẽ đem lại những bài học ứng dụng thực tiễn, bám sát với tình hình hoạt động của đại đa số doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Liên hệ ngay với số Hotline 0965 845 468 để được sắp xếp lớp học trong thời gian sớm nhất và được nhận những ưu đãi hấp dẫn từ PMS.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS