Trong doanh nghiệp, để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả cần phải có người dẫn dắt, thì vị trí chúng tôi muốn đề cập trong bài đó là Ban giám đốc, họ là những người đặt ra mục tiêu, xây dựng chiến lược, giám sát hoạt động,… Vậy Ban giám đốc gồm những ai? Chức năng và trách nghiệm của họ là gì? Hãy cùng PMS tìm hiểu ngay!
1. Ban giám đốc là gì?
Ban giám đốc (công ty) là một nhóm người được bầu bởi Hội đồng quản trị (Board of Directors), các cổ đông của công ty để giám sát và điều hành công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của công ty bằng cách đưa ra quyết định sáng suốt và có lợi cho công ty, đồng thời đảm bảo rằng công ty đang hoạt động hiệu quả.
2. Thành viên của Ban giám đốc gồm những ai?
2.1 Giám đốc bên trong
Giám đốc nội bộ (Inside Director) là các thành viên nội bộ trong Hội đồng quản trị của tổ chức. Họ có thể là Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành cấp cao của công ty như CEO, COO, CMO, CFO,… hoặc đại diện của một trong những cổ đông lớn nhất của công ty.
Họ thường được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc công ty dựa trên kinh nghiệm quản lý, khả năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược.
2.2 Giám đốc bên ngoài
Giám đốc bên ngoài (Outside Director) hay còn gọi là giám đốc độc lập, là thành viên của Ban giám đốc nhưng không tham gia vào hoạt động điều hành hàng ngày của công ty. Họ được chọn bởi Ban quản trị hoặc cổ đông dựa trên chuyên môn, uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh liên quan.
Vai trò chính của giám đốc bên ngoài là đưa ra quan điểm riêng và khách quan về các vấn đề của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị, hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
3. Chức năng, trách nhiệm của Ban giám đốc
3.1 Đặt ra mục tiêu và định hướng chiến lược
Chức năng đầu tiên của Ban giám đốc là phải xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu dài hạn của tổ chức, nó giúp họ trả lời được các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp tồn tại để làm gì? (Sứ mệnh)
- Trong tương lai doanh nghiệp muốn trở thành gì? (Tầm nhìn)
- Doanh nghiệp cần đạt được những gì trong tương lai? (Mục tiêu)
Cùng với đó, để tổ chức tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường không thể thiếu những chiến lược cụ thể. Lúc này, Ban giám đốc phải có nghĩa vụ đưa ra định hướng chiến lược và lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức. Dựa vào đó, cấp dưới sẽ nắm được và thực hiện các chiến lược theo từng giai đoạn cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu đề ra.
3.2 Ủy thác công việc
Do tính chất công việc, Ban giám đốc thường xuyên phải đi công tác xa, vắng mặt tại công ty liên tục nhiều ngày. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc và hiệu quả hoạt động của công ty. Để giải quyết vấn đề này, họ cần thực hiện việc ủy quyền công việc cho một người đáng tin cậy để đảm bảo công việc được vận hành trơn tru khi họ vắng mặt.
3.3 Quản lý rủi ro
Trong quá trình quản lý, Ban Giám đốc phải đối mặt với những tình huống không lường trước được như khủng hoảng, biến động của thị trường hay những sự cố bất ngờ. Để vượt qua những thách thức này, Ban giám đốc phải chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng nhằm giải quyết những rủi ro tiềm ẩn.
Việc làm này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và duy trì danh tiếng của công ty đối với khách hàng, cổ đông, đối tác và nhân viên.
3.4 Quản lý, giám sát hoạt động
Với vai trò lãnh đạo cao nhất trong công ty, họ phải quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty. Họ phải đảm bảo các quy trình sản xuất được thực hiện chính xác và mọi hoạt động kinh doanh đều được giám sát cẩn thận. Đồng thời, họ phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.
Ngoài ra, họ cũng phải đảm nhận việc kiểm toán hoặc có thể thuê nhân sự để quá trình kiểm toán diễn ra chính xác và đúng thời hạn.
3.5 Xây dựng hệ thống quản trị
Việc xây dựng một hệ thống quản trị khoa học, kết nối chặt chẽ giữa tất cả các phòng ban sẽ dễ dàng hướng dẫn nhân viên tuân theo các khuôn khổ chính sách, giúp tiếp cận từng nhân viên sâu sắc hơn.
Một hệ thống quản trị tốt sẽ thiết lập các quy tắc, quy trình và tiêu chuẩn hoạt động nhất quán trong toàn tổ chức. Điều này đảm bảo tiến độ hoàn thành và chất lượng công việc, từ đó nâng cao năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.6 Tuyển dụng, đào tạo nhân tài
Nếu chỉ tuyển dụng khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút nhân tài. Thay vào đó, hãy mở rộng quy trình tuyển dụng và thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển nhân tài là việc mà Ban giám đốc cần phải thực hiện.
Tuy nhiên, khi tuyển dụng các vị trí quản lý, họ cần phải lựa chọn những người có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm và có trình độ để có thể dẫn dắt các thành viên trong công ty phát triển hơn.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1 Ban giám đốc do ai bầu chọn?
Ban giám đốc được bầu chọn bởi Hội đồng quản trị, cổ đông công ty. Trong một số trường hợp, Hội đồng quản trị có thể tuyển trực tiếp một Ban giám đốc mới từ bên ngoài hoặc bổ nhiệm một người từ bên trong công ty đi lên..
4.2 Ở Việt Nam, các quy định pháp lý nào liên quan đến Ban giám đốc?
Hoạt động của ban giám đốc được quy định bởi Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các quy định nêu rõ như sau:
- Thành lập, tổ chức và hoạt động của ban giám đốc: số lượng thành viên, điều kiện thành viên, quyền hạn, trách nhiệm, cách thức hoạt động.
- Nghĩa vụ của ban giám đốc: báo cáo Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Quy định về nghĩa vụ công bố thông tin, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Lưu ý, các quy định Pháp luật có thể thay đổi theo thời gian và từng loại hình doanh nghiệp.
4.3 Quy mô doanh nghiệp nào cần có Ban giám đốc?
Không có quy định cụ thể về quy mô công ty nào cần có ban giám đốc. Việc thành lập Ban giám đốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, cấu trúc, loại hình kinh doanh, mức độ rủi ro và mục tiêu phát triển. Trước khi quyết định thành lập ban giám đốc, các doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và lựa chọn những người có đủ năng lực để đảm nhận vai trò này.
Qua đó bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của Ban giám đốc trong việc đưa ra chiến lược, quản lý các hoạt động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực và tạo ra đội ngũ nhân viên tận tâm. Những nỗ lực này đóng góp quan trọng vào sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng xã hội.
Học Viện PMS là đơn vị đào tạo cho Doanh nghiệp hàng đầu hiện nay, chúng tôi luôn có các chương trình đào tạo cho nhiều cấp bậc trong doanh nghiệp từ quản lý cho tới nhân viên về nhiều chương trình quản trị như sản xuất, nhân sự, kỹ năng,.. Để rõ hơn, Doanh nghiệp có thể tìm hiểu chi tiết chương trình ngay tại đây.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS