Sản phẩm lỗi trong sản xuất: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Trong quá trình kinh doanh, một câu hỏi đặt ra của nhiều doanh nghiệp hiện nay là làm sao để quản lý chất lượng sản phẩm tốt và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn yếu tố để cải thiện điều đó là “giảm các sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất”, đây cũng chính là vấn đề mà các nhà quản lý chất lượng đang quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất ngay tại bài viết dưới đây.

cách giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất

Những thiệt hại do sản phẩm lỗi gây ra cho doanh nghiệp

Sản phẩm lỗi trong sản xuất được biết tới thuật ngữ NG (viết tắt của “No Good” hoặc “Not Good”), được hiểu là những thành phẩm không đạt chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật đưa ra ban đầu.

Thiệt hại do sản phẩm lỗi gây ra

Khi sản phẩm gặp tình trạng lỗi xảy ra liên tục thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều thiệt hại gây ra, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và khách hàng. Dưới đây là những thiệt hại phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp:

  • Năng suất sản xuất giảm: Sản phẩm lỗi sẽ liên quan tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đang gặp sự cố do máy móc bị hư hỏng, phải mất thời gian để sửa chữa. Điều này ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, làm giảm năng suất lao động và gây ra tình trạng gián đoạn, trì trệ sản xuất.
  • Chi phí sản xuất tăng cao: Quá trình xử lý sản phẩm lỗi có thể làm tăng chi phí sản xuất. Những khoản phí mà doanh nghiệp phải bỏ để thu hồi sản phẩm như chi phí thay thế, sửa chữa và bảo hành cho khách hàng. Ngoài ra, chi phí xử lý sản phẩm lỗi có thể bao gồm thêm chi phí nhân công, nguyên liệu và chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Tổn thất về tài chính và hiệu quả kinh doanh: Khi hàng hóa lỗi, doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền lớn để thu hồi sản phẩm lỗi trên thị trường. Vì những sản phẩm này thường không tiêu thụ được hoặc doanh nghiệp phải bán với mức giá rẻ để thu hồi được khoản ít ỏi. Điều này gây thiệt hại nặng nề về tài chính và ảnh hưởng tới tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) do phát sinh các khoản chi phí không đáng có.
  • Thiệt hại về uy tín doanh nghiệp: Sản phẩm lỗi đến tay khách hàng sẽ khiến họ mất niềm tin vào sản phẩm bạn cung cấp. Điều này dẫn đến doanh số bán hàng của công ty bị giảm sút và mất đi lòng tin của khách hàng.

► Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Các nguyên nhân thường gây ra sản phẩm lỗi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên chính cho bạn xem qua:

Các nguyên nhân thường gây ra sản phẩm lỗi

Nguyên liệu chất lượng kém

Nguyên nhân phổ biến nhất mà hầu như các nhà làm sản xuất đều biết đó là nguyên liệu đầu vào kém chất lượng, dẫn đến việc sản phẩm khi xuất ra bị lỗi. Ngoài ra, ngay cả khi sản xuất sản phẩm theo đúng quy trình, nhưng chất lượng sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra cũng bị ảnh hưởng, không đạt chất lượng mong muốn và có thể bị khuyết tật.

► Xem thêm: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Quy định và công thức tính

Thiếu sự chặt chẽ trong quy trình sản xuất 

Một quy trình sản xuất không có sự chặt chẽ, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và không phát hiện kịp thời thì thành phẩm cuối cùng được sản xuất ra sẽ gặp bị lỗi.

Bên cạnh đó, sự thiếu sót trong công tác kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh quy trình sản xuất thường xuyên cũng dẫn tình trạng lỗi sản phẩm, nguy hiểm hơn là những sản phẩm lỗi không phát hiện ra và nó được chuyển vào lô hàng chuyển tới khách hàng.

Người lao động thiếu kỹ năng chuyên môn

Người lao động còn thiếu kỹ năng chuyên môn hoặc chưa được đào tạo bài bản dễ dẫn đến tình trạng hàng lỗi, sai sót trong quá trình sản xuất. Điều này xảy ra thường xuyên do thực tế các doanh nghiệp chưa chú trọng việc đào tạo và huấn luyện nhân viên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc của mình.

Hiểu được điều đó, tại PMS có cung cấp một số chương trình đào tạo về quản trị sản xuất từ cơ bản đến nâng cao cho nhiều cấp độ như quản lý, nhân viên, công nhân. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu, hãy tìm hiểu thông tin chương trình tại đây.

Máy móc không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên

Máy móc bị trục trặc, ngừng hoạt động trong quá trình sản xuất sẽ gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp như sản phẩm lỗi, lãng phí thời gian, tiền bạc và giảm doanh thu sản phẩm không được sản xuất theo đúng công suất.

Phương pháp giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất hiệu quả

Để giảm số lượng sản phẩm lỗi trong sản xuất, doanh nghiệp có thể tham khảo các giải pháp chúng tôi gợi ý dưới đây:

cách giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất

Đào tạo cho công nhân

Doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo cho công nhân để họ nâng cao kiến thức chuyên môn và hiểu quy trình sản xuất. Điều này đảm bảo họ biết cách xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra khiếm khuyết và lãng phí, đồng thời giúp họ đạt được kết quả tốt hơn.

Bên cạnh đó, theo dõi và giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên liên quan đến sản phẩm lỗi trong sản xuất. Khuyến khích họ và các thành viên trong nhóm không ngừng phấn đấu để cải thiện chất lượng sản phẩm.

Thực hiện bảo trì máy móc thường xuyên

Máy móc là công cụ giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có một kế hoạch bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để máy móc luôn được vận hành ổn định, tránh tình trạng hư hỏng và phát hiện kịp thời các vấn đề sản xuất ra sản phẩm lỗi.

Hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp

Một bước quan trọng để giảm thiểu lỗi sản phẩm là phải đánh giá chất lượng nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp. Đây là cách giúp giảm thiểu lỗi sản phẩm ngay từ ban đầu. Vì thế, doanh nghiệp cần phải hợp tác chặt chẽ với bên nhà cung cấp để cam kết các nguyên liệu đầu vào luôn phải đảm bảo chất lượng. Điều này không chỉ tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa đôi bên mà còn hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Ứng dụng Kaizen

Ứng dụng phương pháp Kaizen để giảm lỗi sản phẩm trong sản xuất là cách mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Nhờ vào việc phân tích, nghiên cứu và tìm ra các cách để giảm sản phẩm lỗi. Doanh nghiệp cần khuyến khích sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát hiện các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm để từ đó có những cải tiến để loại bỏ các lỗi, khuyết tật thường xảy ra trong sản xuất.

Ứng dụng công nghệ hiện đại

Sự phát triển của công nghệ trong nền công nghiệp 4.0 đang là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đang tới tới. Nhờ vào việc tự động hóa máy móc, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các lỗi thủ công do con người gây ra, từ đó phát hiện ra sản phẩm lỗi kịp thời và nhanh chóng.

Nhờ vào ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, giảm thiểu sản phẩm lỗi và nâng cao năng suất làm việc.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng rằng đã giúp bạn đã biết được những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sản phẩm lỗi và các giải pháp khắc phục vấn đề này hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *