Trong công việc của nhiều người chúng ta, đôi khi gặp những thuật ngữ được mượn từ nước ngoài khiến mình cảm thấy lúng túng, không hiểu được ý nghĩa của từ đó đang nói gì. Chẳng hạn như Manager là gì, hay Leader, Administrator… Điều này càng khó khăn hơn khi nhiều khái niệm lại giống nhưng ý nghĩa và công việc của chúng lại hoàn toàn khác nhau.
![Manager là gì? Công việc và lời khuyên để trở thành Manager giỏi 5 manager là công việc gì](https://pms.edu.vn/wp-content/uploads/2023/12/manager-la-gi.jpg)
Manager là gì?
Manager được hiểu là vị trí của người quản lý, với nhiệm vụ điều hành công việc chung của một bộ phận, phòng ban hay cả công ty. Người Manager không chỉ đơn thuần chỉ đạo nhân viên mà còn phải xây dựng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng và giám sát toàn bộ quá trình hoạt động để đảm bảo sự hiệu quả và thành công của doanh nghiệp.
Manager là quá trình định hướng, thực hiện và giám sát một cách có hệ thống những công việc từ đội nhóm đến cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Những điều trên có thể cho thấy, Manager đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức. Ngoài ra, công việc điều hành của Manager còn có nhiều vai trò quan trọng khác.
Vai trò của vị trí Manager trong công ty
Một số vai trò chính của Manager có thể kể đến như:
Lập kế hoạch và mục tiêu
Vai trò đầu tiên của một manager là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu này có thể dành cho từng nhân viên, bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức, tùy thuộc vào cấp độ trách nhiệm của họ. Thiết lập và chinh phục được các mục tiêu đã đề ra được xem là thước đo thành công cho người Manager – và đây cũng là vai trò chính yếu nhất của người manager.
Tổ chức
Vai trò tiếp theo của manager là đánh giá công việc, sau đó phân chia các nhiệm vụ xuống các phòng ban khác nhau. Họ phải liên kết các mối quan hệ giữa cá nhân và các đơn vị trong tổ chức. Trách nhiệm của người manager là đảm bảo mọi người có thể làm việc hòa hợp với nhau, bao gồm cả việc tạo tinh thần để duy trì sự nhiệt huyết trong công việc. Một người manager giỏi cần có kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt và có thể giúp đỡ khi các thành viên gặp khó khăn.
Tổ chức cũng yêu cầu manager thiết lập cơ cấu nhân sự để có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của công ty trên thị trường, giảm chi phí kinh doanh và cải thiện năng suất.
Động viên đội nhóm
Động viên là việc có kỹ năng để giúp mọi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, từ đó có tinh thần làm việc và đóng góp cho tổ chức. Một người manager hiệu quả phải biết cách quan tâm, hiểu rõ nhân viên muốn gì. Từ đó định hướng các thành viên trong nhóm phấn đấu vì một mục tiêu chung.
Xây dựng hệ thống đo lường
Đặt mục tiêu hoặc chỉ số KPI nhắm đến, sau đó giám sát bằng các công cụ đo lường để xem liệu họ có đang đi đúng đường để đạt được những mục tiêu đó hay không. Vì việc xây dựng các phương pháp đo lường hiệu suất là khá khó khăn, nên người quản lý phải luôn sáng tạo và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Dẫu vậy, giống như các chức năng quản lý khác, việc đo lường là rất quan trọng để cải thiện hiệu suất kinh doanh.
![Manager là gì? Công việc và lời khuyên để trở thành Manager giỏi 6 vị trí manager có vai trò gì](https://pms.edu.vn/wp-content/uploads/2023/12/vi-tri-manager.jpg)
Phát triển con người
Ngoài việc dẫn dắt nhóm của họ đến một mục tiêu và đo lường tiến độ trong quá trình đó, manager còn tập trung vào việc phát triển đội ngũ con người. Tại đây, nhà manager phải vận dụng kỹ năng lãnh đạo để thực hiện điều này. Họ có trách nhiệm huấn luyện các thành viên bằng cách giúp họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó thực hiện cải thiện bản thân.
Mỗi quản lý manager có thể có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên, bất kể phong cách của họ là gì, manager đều nên phát triển kỹ năng lãnh đạo để hoàn thành mọi công việc được hoàn hảo hơn.
Nhiệm vụ và công việc cụ thể của Manager
Công việc cụ thể của Manager sẽ khác nhau tùy theo từng lĩnh vực, vị trí công tác. Tuy nhiên, nhìn chung Manager thường thực hiện các công việc sau:
- Lập và trình kế hoạch hoạt động của bộ phận mình phụ trách lên lãnh đạo cấp cao.
- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của cấp dưới. Đôn đốc khi cần thiết để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
- Hướng dẫn, đào tạo nhân viên. Giải đáp thắc mắc và xử lý các vướng mắc của nhân viên liên quan đến công việc được giao.
- Họp với lãnh đạo cấp trên để báo cáo tình hình hoạt động chung của bộ phận. Đồng thời đề xuất các giải pháp, cải tiến nâng cao hiệu quả làm việc của đội nhóm.
- Đánh giá năng lực làm việc và mức độ hoàn thành công việc của nhân viên để đề bạt, đãi ngộ xứng đáng.
![Manager là gì? Công việc và lời khuyên để trở thành Manager giỏi 7 nhiệm vụ của manager trong công ty](https://pms.edu.vn/wp-content/uploads/2023/12/nhiem-vu-cua-manager.jpg)
Trên đây là các công việc chủ yếu mà một Manager thường thực hiện. Bên cạnh đó, Manager còn phải thực hiện nhiều công việc khác tùy thuộc vào từng vị trí công tác như:
Manager kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, doanh số, lợi nhuận.
- Tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường.
- Tổ chức đội ngũ bán hàng, đào tạo và hướng dẫn nhân viên kinh doanh.
► Xem ngay: Key Account Manager là gì? Công việc và vai trò trong kinh doanh
Manager Marketing
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing hiệu quả.
- Định hướng thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu và chiến dịch quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng.
- Phân tích hiệu quả các hoạt động Marketing và điều chỉnh chiến lược nếu cần.
Manager nhân sự
- Lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho công ty.
- Xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi hợp lý.
- Giải quyết các vấn đề về lao động, quan hệ người lao động và cải thiện môi trường làm việc.
Manager sản xuất
- Lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động sản xuất đúng tiến độ, chi phí.
- Điều phối các bộ phận trong nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục.
- Giải quyết sự cố công nghệ, cải tiến quy trình để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trên đây là một số ví dụ về vai trò của Manager theo từng vị trí công việc khác nhau. Nhìn chung, Manager có vai trò then chốt trong việc lãnh đạo, quản lý và phát triển bộ phận mình phụ trách.
► Xem ngay: Những Kỹ năng mà Manager cần có.
![Manager là gì? Công việc và lời khuyên để trở thành Manager giỏi 8 những công việc của manager](https://pms.edu.vn/wp-content/uploads/2023/12/cong-viec-cua-manager.jpg)
Lời khuyên để trở thành Manager giỏi
Trang bị kỹ năng
Sở hữu các kỹ năng cần thiết sẽ là chìa khóa giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc, phát triển khả năng quản lý và xây dựng mối quan hệ bền vững. Điều này không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn tác động tích cực đến công việc của toàn đội nhóm. Hãy xem việc trang bị và phát triển kỹ năng không chỉ là một bước tiến trong sự nghiệp mà còn là hành trình phát triển bản thân. Khi bạn cải thiện và mở rộng kỹ năng của mình, bạn không chỉ trở thành một manager giỏi mà còn trở thành một người quản lý xứng đáng được mọi người tôn trọng.
Kinh nghiệm thực tế
Có lẽ cách tốt nhất để trở thành một Manager tốt là là thực hành chúng trong một môi trường quản trị thực tế. Có được kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn tiến bộ hơn rất nhiều. Hãy cố gắng phát huy kỹ năng của mình cho công việc, từ đó góp nhặt những kinh nghiệm quý báu, đó sẽ là sự ảnh hưởng tích cực cho cả bản thân và công việc của bạn.
Năng lực chuyên môn
Ngoài việc trang bị kỹ năng quản lý, việc sở hữu năng lực chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng đối với một Manager giỏi. Sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực mình đang làm việc không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả, mà còn tăng cường uy tín và sự tôn trọng từ đồng nghiệp và nhân viên.
Để nâng cao năng lực chuyên môn, việc tham gia các khóa học chuyên nghiệp là một quyết định sáng suốt. Các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo hay “khóa học dành cho quản lý cấp trung” tại các tổ chức đào tạo uy tín như PMS không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu, mà còn giúp bạn phát triển những giá trị khác liên quan đến kỹ năng và kinh nghiệm.
Tại Học Viện PMS, bạn sẽ được học cách xây dựng và triển khai chiến lược, quản lý đội ngũ và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Đồng thời, bạn cũng có cơ hội gặp gỡ và học hỏi từ các chuyên gia và đồng nghiệp trong ngành. Việc liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng qua đào tạo chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn trở thành một manager giỏi mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS