Nội dung bài viết
Để trang bị các kỹ năng của nhà quản lý chuyên nghiệp, đòi hỏi ở bạn sự làm việc chăm chỉ, am hiểu tường tận công việc và sự chính trực. Không phải nhân viên nào cũng có thể trở thành một nhà quản lý. Đó không chỉ đơn thuần là một cái đích để hướng đến; mà trên hết, đó còn là kết quả của quá trình trau dồi tích cực về kết quả công việc và đặc biệt là kỹ năng làm việc của bản thân.
>>> Xem: Kỹ năng lãnh đạo
Chính vì vậy, nếu như bạn có mong muốn hướng đến một vị trí cao hơn trong thời gian tới thì mách bạn 5 kỹ năng cần phải có để trở thành một nhà quản lý trong tương lai.

Các Kỹ Năng Của Nhà Quản Lý Cần Phải Có
1. Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược
“Một giờ lập kế hoạch sẽ tiết kiệm được mười giờ làm việc” – Dale Carnegie
Đây chính là điểm đầu tiên tạo nên sự khác biệt. Khi còn là một nhân viên, bạn chỉ thường cố gắng hoàn thành thật tốt những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi đã trở thành một nhà quản lý, bạn sẽ cần phải tổ chức hiệu quả các công việc và giao cho từng cá nhân thực hiện.
Để làm được điều này, bạn cần phải nắm rõ mục tiêu cần đạt được của Doanh nghiệp. Cần phải tự tin và quyết đoán để lãnh đạo nhân viên hoàn thành mục tiêu. Đó có thể là việc lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Sau đó, dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách, bạn sẽ vạch định ra một mục tiêu dành cho mỗi cá nhân, kèm theo đó là một kế hoạch hành động cụ thể.
Kế hoạch hành động này trên thực tế sẽ liên tục thay đổi do rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng nếu bạn đã có một tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ luôn có được cho mình những kế hoạch dự phòng và những sự nhạy cảm cần thiết để ứng biến với sự thay đổi này.
>>> Xem: Kỹ năng lập kế hoạch công việc
2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình sẽ giúp nhà quản lý có được cho mình những sự tự tin cần thiết, thể hiện được tác phong chuyên nghiệp và nâng cao tính thuyết phục trong các buổi đàm phán hoặc thuyết trình đề án. Bạn có thể tốn rất nhiều thời gian và tâm sức để làm nên một bản kế hoạch hoàn hảo; nhưng nếu bạn không thể diễn giải nó một cách suôn sẻ; bạn sẽ rất dễ đánh rơi sự thành công của bản đề án này. CEO nổi tiếng thế giới như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg đều có năng lực thuyết trình thuyết phục.

Lời nói chính là một con dao hai lưỡi. Nó sẽ là một lợi thế lớn nếu kỹ năng giao tiếp được rèn luyện bài bản. Hãy quyết định kiểu giao tiếp nào phù hợp nhất cho đội của bạn và môi trường làm việc, từ đó gắn bó với nó. Dù là phương thức nào, giao tiếp chính cũng chính là chìa khóa giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn.
>>> Xem: Kỹ năng giao tiếp
3. Kỹ năng quản lý thời gian
“Quản lý thời gian tốt không phải là làm cho những thứ sai trở nên nhanh hơn. Quản lý thời gian tốt là tập trung thời gian làm những thứ đúng đắn và xứng đáng” – Danh ngôn quốc tế.
Có một thứ còn quan trọng hơn cả tiền bạc đó là thời gian. Nếu có thời gian, bạn có thể tạo ra tiền bạc, nhưng nếu có tiền bạc chưa chắc bạn đã tạo ra được thời gian! Các nhà quản trị đều cho rằng người quản lý tốt thời gian sẽ trở thành nhà quản lý có hiệu quả.
Khi còn là một nhân viên, quản lý thời gian có thể sẽ chưa phải một vấn đề quá cấp thiết khi mỗi ngày bạn chỉ cần tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên khi trở thành một nhà quản lý, vấn đề quản lý thời gian sẽ không còn là vấn đề cá nhân nữa. Công việc sẽ ngày càng nhiều lên trong khi thời gian vẫn chỉ hữu hạn. Nếu không quản lý thời gian thì nhà quản lý sẽ rất dễ bị quá tải; thậm chí là thường xuyên gặp phải tình trạng quá tải công việc.
>>> Xem: Kỹ năng quản lý thời gian

Đầu tiên, bạn cần phải lên được cho mình một thời gian biểu làm việc phù hợp. Hãy cố gắng đơn giản hóa những công việc tốn nhiều thời gian như: Sắp xếp; tổ chức và phân công công việc cho nhân viên; cập nhật báo cáo công việc hàng ngày; kiểm tra tiến độ dự án; đánh giá kết quả công việc… Những tác vụ này đều có thể được xử lý dễ dàng, khoa học, hiệu quả bằng một phần mềm quản lý công việc và dự án. Phần mềm Base WeWork giúp bạn quản lý tiến độ công việc trực quan, nhanh chóng.
4. Kỹ năng ra quyết định
Ra quyết định là một phần công việc quan trọng giúp phát kỹ năng của nhà quản lý. Một quyết định đúng đắn có thể dẫn đến sự thành công của cả một tập thể; trong khi một quyết định sai lầm có thể dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng đối với dự án. “Người phán xử” phải chịu mọi trách nhiệm cho những quyết định mà họ đưa ra; cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những kết quả đạt được từ những quyết định của họ.
Rèn luyện cho mình kỹ năng ra quyết định cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đồng thời nâng cao rất nhiều các kỹ năng khác như: khả năng phân tích dữ liệu; xử lý và phán đoán tình huống; tư duy phản biện… Bằng việc hoàn thiện những kỹ năng này, bạn sẽ hạn chế được tối đa những quyết định sai lầm; có đủ sự tự tin và một tâm lý vững vàng khi đứng trước mọi quyết định.
>>> Xem: Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

5. Kỹ năng truyền cảm hứng
Đây là kỹ năng sẽ giúp định hình phong cách lãnh đạo của bạn. Nếu bạn lựa chọn trở thành một người nghiêm khắc, một nhà lãnh đạo độc tài, có lẽ bạn sẽ cảm thấy kỹ năng này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn trở thành một hình mẫu lý tưởng, trở thành một nhà quản lý biết quan tâm và thực sự đồng hành cùng những người cộng sự của mình, thì truyền cảm hứng là một kỹ năng quan trọng bạn không được phép bỏ qua.
Ngoài ra, truyền cảm hứng còn giúp nhà quản lý xây dựng được hóa của đội nhóm; tạo được sự tôn trọng và tin tưởng hơn vào mục tiêu của các thành viên. Cảm hứng này sẽ là động lực để nhân viên sẵn sàng đồng hành lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên việc truyền cảm hứng này cần phải được thực hiện một cách khéo léo để đảm bảo được tính kỷ luật của doanh nghiệp.
Những cách để rèn luyện kỹ năng truyền cảm hứng như:
-
Tạo ra môi trường làm việc để phát huy tối đa khả năng của nhân viên:
Khuyến khích sự hợp tác đồng đội và tạo ra cơ hội để các nhân viên liên kết với nhau. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên bất kể cảm xúc cá nhân của bạn đối với họ. Cố gắng loại việc chia bè kết phái mà hãy khuyến khích tinh thần làm việc nhóm.
-
Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên:
Hiểu được cách để trở thành một nhà quản lý giỏi chính là điều tuyệt vời nhất để tạo nên sự nghiệp của bạn. Ngoài những kỹ năng chuyên môn cần trang bị hãy luôn lắng nghe và thấu hiểu nhân viên.
-
Khen thưởng và động viên nhân viên:
Thành tích của công ty, của nhà quản lý, được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Nếu bạn là nhà quản lý có kỹ năng tốt; nhân viên của bạn sẽ đạt được thành quả cao nhất. Vậy, đừng quên thể hiện lòng trân trọng đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên. Nếu nhân viên làm việc tốt hãy khen thưởng xứng đáng cho họ. Song song đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.
>>> Xem: Kỹ năng trao quyền và động viên nhân viên
-
Xây dựng hình mẫu cho nhân viên:
Đứng trên phương diện một nhà quản lý, mọi việc bạn làm luôn cần phải có đạo đức; đó chính là đạo đức trong công việc, đạo đức trong kinh doanh. Thật không đáng để bạn bán rẻ lương tâm và đạo đức nghề nghiệp chỉ vì những cám dỗ đời thường. Hãy luôn tỏ ra trung thực, thẳng thắn trong các hoạt động, giao dịch thương mại; nhất là khi bạn đang người quản lý, hãy để các nhân viên của bạn noi theo.
Chúc bạn sớm trở thành một nhà quản lý đủ tâm – tầm – tài!
TIn Tức - Kiến thức liên quan
➡ Chuyên ngành Quản Trị Sản Xuất
➡ Chuyên ngành Quản Trị Nhân Sự
➡ Chuyên ngành Quản Lý Lãnh Đạo- Kỹ Năng Mềm
➡ Chuyên ngành Quản Trị Bán Hàng
➡ Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
➡ Tin Tức