Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau mà bạn có thể học, trong đó có phong cách lãnh đạo độc đoán. Việc hiểu rõ về đặc điểm của phong cách này có thể giúp bạn đưa ra quyết định xem liệu phong cách lãnh đạo này có phù hợp với bạn không? Trong bài viết này, PMS chia sẻ cho bạn biết về “Lãnh đạo độc đoán là gì?” đặc điểm, ưu và nhược điểm về phong cách này.
1. Lãnh đạo độc đoán là gì?
Phong cách lãnh đạo độc đoán (Authoritarian leadership style) còn được gọi là lãnh chuyên quyền, lãnh đạo độc tài là phong cách mà nhà lãnh đạo dùng sự quyền lực và toàn quyền kiểm soát để đưa ra quyết định mà không cần lấy ý kiến, đóng góp của nhân viên cấp dưới.
Ngược lại với lãnh đạo chuyên quyền chẳng hạn như lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo ủy quyền.
Ngoài ra còn có 3 kiểu phong cách lãnh đạo độc đoán chính là: Chỉ huy (cứng nhắc), dễ dãi (linh hoạt) và gia trưởng (nghiêm khắc nhưng sẽ cân bằng giữa sự quan tâm quan tâm).
2. Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán
Steve Jobs, đồng sáng lập của Apple Inc, ông nổi tiếng với tầm nhìn đột phá trong sản phẩm, yêu cầu cao với nhân viên và phong cách lãnh đạo rất quyết đoán. Ông được xem là người lãnh đạo quyền lực nhất trong kinh doanh.
Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo của Jobs cũng gây tranh cãi. Ông được coi là một người lãnh đạo độc đoán và ít lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên. Sự kiểm soát chặt chẽ, khắt khe và yêu cầu cao với chất lượng sản phẩm có thể tạo áp lực lớn cho đội ngũ nhân viên.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng phong cách lãnh đạo của Steve Jobs đã đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Apple và đã tạo ra nhiều sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành công nghệ như iPhone, iPad, Macbook,… Ông đã xây dựng một môi trường làm việc nơi đề cao sáng kiến và chất lượng sản phẩm, mặc dù phương pháp làm việc của ông có thể không phù hợp với một số người.
Có một câu nói của Wayne Gretzky mà tôi yêu thích “Tôi sẽ trượt đến nơi bóng băng sẽ lăn đến, không phải đến nơi bóng đang lăn qua. Và chúng tôi luôn luôn nỗ lực làm điều đó tại Apple. Ngay từ thuở khởi đầu sơ khai. Và chúng tôi sẽ luôn luôn làm như vậy.” — Steve Jobs
3. Đặc điểm phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Để hình dung rõ hơn về lãnh đạo độc đoán, dưới đây là một số đặc điểm thường thấy, bao gồm:
- Các nhà lãnh đạo có khả năng ra lệnh các phương pháp và quy trình làm việc rõ ràng
- Thường tạo ra môi trường có cấu trúc làm việc cứng nhắc
- Không khuyến khích sự sáng tạo
- Cho phép hoặc không lấy ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm
- Người lãnh đạo độc tài sẽ có phong thái tự tin và hầu hết đưa ra mọi quyết định
- Tạo cảm giác cho nhóm không có sự tin tưởng khi đưa ra quyết định hay thực hiện nhiệm vụ quan trọng
- Nhà lãnh đạo sẽ Xây dựng các quy tắc riêng và có xu hướng phác thảo và truyền đạt chúng rõ ràng.
Tham khảo ngay: Khóa học về Leadership Skills
4. Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo độc đoán
4.1 Ưu điểm
- Có quy tắc làm việc rõ ràng:
Nhà lãnh đạo độc đoán thường thiết lập cấu trúc chặt chẽ, quy tắc rõ ràng. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ được giao và phương pháp thực hiện như thế nào, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
Việc đặt ra các nguyên tắc làm việc sẽ khuyến khích các nhân viên tự trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành công việc hiệu quả và đúng tiến độ.
- Quyết đoán, dứt khoát trong mọi việc
Trái ngược với lãnh đạo dân chủ, lãnh đạo độc đoán thường linh hoạt và nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp. Nhà lãnh đạo độc tài thường có khả năng ra quyết định ngay lập tức và bắt đầu thực hiện mà không cần phải họp hoặc chờ đợi phản hồi từ người khác.
Qua đó, có thể thấy được phong cách này quan trọng trong các tình huống khẩn cấp cần đưa ra quyết định nhanh chóng.
- Cung cấp hướng dẫn:
Nhà lãnh đạo theo phong cách độc đoán có thể hỗ trợ một nhóm thiếu kinh nghiệm đạt được mục tiêu mà họ không thể đạt được. Bằng cách cung cấp hướng dẫn, giám sát và định hướng rõ ràng, họ có thể hoàn thành mục tiêu mà không mất nhiều thời gian do gặp phải các sai lầm do những thành viên còn thiếu kinh nghiệm gây ra.
Nhà lãnh đạo độc đoán đồng thời sẽ chịu trách nhiệm về mọi kết quả, đối mặt với nhiều thách thức và có khả năng điều hành các hệ thống phân cấp khi cần thiết.
- Giảm bớt sự chậm trễ:
Lãnh đạo sẽ nhanh chóng đưa ra kế hoạch thực hiện và yêu cầu mọi người phải thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra trước đó. Điều này giúp hạn chế tình trạng dự án bị chậm trễ do thiếu sự thống nhất trong việc xây dựng ý tưởng.
4.2 Nhược điểm
- Làm dụng quyền lực để làm suy giảm tinh thần đồng đội:
Lãnh đạo độc đoán thường coi thường ý kiến của các thành viên trong nhóm. Điều này gây ra sự căng thẳng, không hài lòng, làm giảm tinh thần đồng đội và hậu quả là sự tự mãn có thể hình thành trong tổ chức. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo quá lạm dụng quyền lực có thể gây ra sự oán giận, lo lắng về sự thất bại trong công việc, khiến họ không có động lực để làm việc.
- Không khuyến khích những ý kiến của nhóm:
Hầu như những quyết định được đưa ra đều không có sự tham gia của nhóm, vì các nhà lãnh đạo chuyên quyền thường sẽ khiến mọi người không cần tham gia quá trình đóng góp ý kiến. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lãnh đạo độc đoán thường thiếu hụt các giải pháp sáng tạo cho các tình huống, điều này khiến hoạt động nhóm thiếu độ hiệu quả.
- Thiếu những ý tưởng sáng tạo và kìm hãm sự phát triển
Khi các thành viên trong nhóm chỉ nghe theo ý kiến của nhà lãnh đạo, họ có thể bỏ lỡ những ý tưởng sáng tạo tốt hơn. Việc một người chi phối mọi quyết định trong nhóm có thể dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển tổ chức và cả nhân viên.
5. Làm sao để thành công với lãnh đạo theo phong cách độc đoán?
Phong cách lãnh đạo độc đoán có thể mang lại lợi ích trong một số bối cảnh, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro và không phù hợp với mọi tình huống và đối tượng. Nếu đây là phong cách lãnh đạo chính của bạn, bạn phải xem xét kỹ lưỡng mỗi khi bạn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, dưới đây là những điều mà chúng tôi chia sẻ cho bạn giúp bạn thành công hơn trong cách lãnh đạo này của mình:
5.1 Tôn trọng cấp dưới và biết lắng nghe ý kiến
Các nhà lãnh đạo độc đoán có tính kiểm soát cao đôi khi có thể làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy bị coi thường. Dù bạn có thể không muốn thay đổi quyết định hoặc thực hiện theo lời khuyên của họ, nhưng bạn cần phải cho nhân viên cấp dưới cảm thấy tự tin và thoải mái để bày tỏ ý kiến của họ.
Bằng cách lắng nghe ý kiến mọi người với tinh thần cởi mở, bạn có thể giúp họ cảm thấy rằng họ đang đóng góp quan trọng vào mục tiêu của nhóm.
5.2 Thiết lập quy tắc rõ ràng
Để các thành viên trong nhóm tuân thủ với các quy tắc của bạn, cần đảm bảo rằng các quy tắc được xác định rõ ràng và mỗi thành viên trong nhóm của bạn đều phải hiểu và nắm rõ.
5.3 Hỗ trợ cho nhân viên
Khi các thành viên đã hiểu các quy tắc của bạn, bạn cần phải chắc rằng họ có đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ mà bạn đặt ra cho họ trước đó. Nếu các thành viên cần sự hỗ trợ từ bạn, hãy quan sát và đào tạo cho họ để họ có đủ những kiến thức để thực hiện công việc tốt hơn.
5.4 Thể hiện sự tin cậy
Với những nhà lãnh đạo không có sự quyết đoán dễ khiến cho các thành viên trong nhóm thiếu sự tin tưởng từ bạn. Do đó, hãy thực hiện theo các quy tắc đã đặt ra, chứng minh với họ bạn là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy và có đủ khả năng lãnh đạo nhóm đi đến thành công.
5.5 Ghi nhận sự cố gắng
Nếu nhóm của bạn chỉ nhận những chỉ trích khi họ mắc lỗi mà không có được sự khen thưởng về những thành công của họ, họ rất dễ bị mất động lực làm việc. Vì thế, hãy ghi nhận sự cố gắng và khen thưởng cho những nỗ lực của họ. Bằng cách này, nhóm của bạn sẽ làm việc tích cực hơn từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
Phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ có thể phù hợp trong một số tình huống, mục tiêu hoặc ngành nghề cụ thể, nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho tổ chức và nhân viên nếu không biết cách áp dụng. Do đó, nhà lãnh đạo cần có sự linh hoạt, cân bằng và thích nghi của mình để lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với từng tình huống.
Xem thêm các phong cách lãnh đạo khác:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS