Cách mà nhà lãnh đạo chỉ huy trong một nhóm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của nhóm đó. Do đó, các nhà lãnh đạo cần khích lệ, truyền cảm hứng và dẫn dắt nhóm của họ đi đúng hướng và hướng tới mục tiêu chung. Lúc này, phong cách lãnh đạo huấn luyện là phong cách phù hợp nhất để thực hiện điều đó.
Vậy lãnh đạo huấn luyện là gì? Nó hoạt động ra sao cũng như ưu nhược điểm của phong cách này như thế nào. Hãy cùng Trường PMS tìm hiểu rõ hơn ngay tại bài viết này.
1. Phong cách lãnh đạo huấn luyện là gì?
Lãnh đạo huấn luyện (Coaching leadership) là người lãnh đạo tập trung vào việc phát triển năng lực từng thành viên trong nhóm bằng cách hỗ trợ, hướng dẫn và hợp với mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, phong cách này còn nâng cao hiệu suất của toàn bộ nhóm bằng cách giúp mỗi thành viên nhận thức được vai trò của họ trong nhóm quan trọng như thế nào.
Theo nghiên cứu của SHRM, 57% công nhân tại Mỹ cho biết các nhà quản lý tại nơi làm việc của họ có thể hưởng lợi từ việc được đào tạo về cách trở thành nhà quản lý con người tốt hơn. Đồng thời, 84% trong số họ cũng cho biết những nhà quản lý nhân sự thiếu kinh nghiệm đào tạo sẽ tạo ra công việc ồ ạt và căng thẳng không cần thiết. Nguồn: SHRM
2. Ví dụ về phong cách lãnh đạo huấn luyện
HLV. Park Hang-seo là một minh chứng rõ ràng về phong cách lãnh đạo huấn luyện trong lĩnh vực thể thao, cụ thể là trong bóng đá. Ông đã dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đến nhiều thành công ấn tượng trong thời gian mà ông cầm quyền đội bóng.
Ông luôn thiết lập mục tiêu cao cho đội tuyển và giúp các cầu thủ nhận ra tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu đó. Để làm được điều đó, ông luôn cập nhật và áp dụng những phương pháp huấn luyện mới nhất cho đội tuyển. Ông cũng khuyến khích các cầu thủ liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng của bản thân.
Ông thường xuyên tôn trọng và khích lệ các cầu thủ trong đội tuyển khi họ thi đấu xuất sắc. Đồng thời, ông cũng không ngần ngại đưa ra phản hồi xây dựng để giúp họ cải thiện, vì ông tin tưởng vào năng lực của các cầu thủ và cho họ quyền tự quyết trong các tình huống trên sân cỏ.
HLV Park Hang-seo luôn tạo ra một môi trường tích cực và hòa mình trong đội tuyển. Ông thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để tạo sự gắn kết giữa các cầu thủ.Phong cách lãnh đạo này đang được áp dụng rộng rãi hơn bao giờ hết, nhờ vào hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại cho cả tổ chức và cá nhân.
Có thể thấy rằng, phong cách lãnh đạo này đang được áp dụng phổ biến nhờ vào hiệu quả và lợi ích mà nó mang lại cho cả tổ chức và cá nhân.
Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo dân chủ là gì? Đặc điểm, ưu và nhược điểm
3. Đặc điểm của phong cách huấn luyện
Dưới đây là một số đặc điểm chính của lãnh đạo huấn luyện, bao gồm:
- Phát triển chuyên môn: Nhà lãnh đạo thường đặt tập trung vào việc phát triển chuyên môn, kỹ năng cho mỗi thành viên trong nhóm, giống như việc một huấn luyện viên cần phát triển trình độ, kỹ thuật cho cầu thủ của họ mỗi ngày.
- Tập trung vào mục tiêu: Trong mô hình lãnh đạo huấn luyện, các nhà lãnh đạo giúp nhóm của họ xác định và theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong nghề nghiệp của họ.
- Hướng tới tương lai: Các nhà lãnh đạo thường tập trung vào việc phát triển chiến lược và định hướng dài hạn vì họ muốn đạt được kết quả xứng đáng sau nay. Ví dụ, để trở thành một cầu thủ giỏi, bạn phải cần có các phương pháp tập luyện, ăn uống khoa học và các yếu tố khác thì bạn mới có thể làm được điều đó.
- Cố vấn: Các nhà lãnh đạo huấn luyện rất giỏi trong việc xây dựng mối quan hệ và luôn cố vấn với các thành viên trong nhóm của họ, giúp họ có một con đường riêng cho phát triển và thăng tiến của mỗi cá nhân trong sự nghiệp.
- Phản hồi mang tính xây dựng: Ngoài việc có vấn xuất xắc vừa nói ở trên, họ cũng rất giỏi trong việc cung cấp phản hồi mang tính xây dựng để nâng cao năng lực cá nhân, đặc biệt khi họ đạt được mục tiêu và có đủ tự tin để giải quyết các dự án hoặc thách thức mới.
Bài viết cùng chủ đề:
- Đặc điểm phong cách lãnh đạo độc đoán
- Đặc điểm phong cách lãnh đạo tự do
- Đặc điểm phong cách lãnh đạo quan liêu
4. Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo huấn luyện
4.1 Ưu điểm
- Xây dựng sự tin cậy: Sự lãnh đạo huấn luyện giúp các thành viên trong nhóm tự tin vào khả năng của bản thân để có thể đảm nhận và đạt được những mục tiêu mà tưởng chừng ngoài khả năng của họ.
- Khuyến khích phản hồi: Phản hồi tích cực là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển, nhưng nó chỉ thực sự hiệu quả khi được kết hợp với sự hỗ trợ và khen ngợi. Các nhà lãnh đạo huấn luyện thường rất giỏi trong việc cân bằng giữa ba yếu tố này, từ đó đem lại lợi ích cho toàn bộ thành viên trong nhóm của họ.
- Tạo cơ hội cho nhân viên: Tạo ra cơ hội cho các thành viên trong nhóm chấp nhận thách thức và cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp là điều cần thiết đối với các nhà lãnh đạo áp dụng phong cách huấn luyện. Mục tiêu của họ là xây dựng một đội ngũ làm việc ăn ý với nhau, dựa vào năng lực của từng cá nhân để vượt qua những thách thức.
- Gắn kết các nhóm với nhau: Phong cách lãnh đạo huấn luyện tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Nhờ đó, mọi người sẽ gắn kết với nhau hơn, giao tiếp hiệu quả trong công việc hơn để từ đó kết quả công việc sẽ tốt hơn.
- Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Phong cách này được xây dựng dựa trên việc các nhà lãnh đạo phát triển các kế hoạch huấn luyện chuyên sâu cho nhóm nhằm giúp họ phát triển và củng cố các kỹ năng lâu dài.
4.2 Nhược điểm
- Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức: Do sự lãnh đạo tập trung vào việc phát triển từng thành viên trong nhóm nên phong cách lãnh đạo này đòi hỏi nhiều công sức hơn các phong cách lãnh đạo nhóm khác. Tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ của mỗi thành viên cần phát triển, nhà lãnh đạo có thể không có đủ thời gian cho nhiều công việc khác cần hoàn thành.
- Khả năng thích ứng cao: Việc huấn luyện mọi thành viên trong nhóm đòi hỏi người lãnh đạo huấn luyện phải thường xuyên điều chỉnh các phương pháp đào tạo để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Điều này không chỉ mất thời gian mà còn khó khăn trong việc xác định và thiết lập các kế hoạch và mục tiêu riêng biệt cho từng thành viên trong nhóm.
- Không phù hợp với các mục tiêu nhanh chóng: Vì phong cách lãnh đạo huấn luyện đòi hỏi thời gian và năng lượng, nên việc áp dụng phong cách này đối với những môi trường làm việc áp lực cao sẽ không phù hợp.
Đọc thêm: Lãnh đạo theo tình huống là gì? Phân tích ưu nhược điểm, kèm vi dụ
5. Các bước để trở thành nhà lãnh đạo huấn luyện
5.1 Sắp xếp các cuộc họp nhóm
Đầu tiên, bạn cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhóm của bạn. Vì thế, các cuộc họp định kỳ là một cách hiệu quả để thực hiện điều này. Bằng cách dành thời gian để trò chuyện trực tiếp với từng thành viên trong nhóm, bạn có thể tập trung hướng dẫn họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Hãy hỏi họ một số câu hỏi như:
- Mục tiêu sự nghiệp của bạn trong công ty là gì?
- Bạn có thấy được điểm mạnh và yếu của bản thân không?
- Bạn cảm thấy thoải mái ở vị trí hiện tại hay không?
Ngoài ra, các cuộc họp nhóm cũng góp phần xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa bạn và nhóm, tạo ra sự gần gũi và tăng cường hiệu quả làm việc.
5.2 Thiết lập mục tiêu cho mỗi cá nhân
Để biết cách họ muốn phát triển, bạn cần xác định mục tiêu phát triển cho họ. Những mục tiêu này là khởi đầu cho sự phát triển về lâu về dài, vì nó giúp xác định những kỹ năng mà mỗi thành viên trong nhóm cần phát triển và những cơ hội mà họ có thể khai thác.
Hệ thống mục tiêu cần phải đảm bảo mỗi mục tiêu phát triển đều rõ ràng và có thể đạt được. Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng mô hình SMART, một mô hình đang được rất nhiều người áp dụng trong việc thiết lập mục tiêu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức hiệu quả.
5.3 Hỗ trợ nhân viên
Khi nhân viên không được hỗ trợ từ nhà lãnh đạo họ thường bị ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển của bản thân. Vì thế, sự quan tâm nhất quán đến sự phát triển tương lai của nhóm sẽ giúp họ tiếp tục học hỏi các kỹ năng và phát triển các ý tưởng sáng tạo mới.
Bạn có thể thể hiện sự hỗ trợ bằng cách cung cấp phản hồi mang tính xây dựng và đề xuất các chiến lược để giúp họ vượt qua các thách thức. Tuy nhiên, một trong những phương tiện hiệu quả nhất để hỗ trợ nhóm của bạn là luôn lắng nghe họ khi họ đối mặt với khó khăn.
5.4 Ghi nhận sự cố gắng
Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc thành công của ai đó trong nhóm của bạn khi họ đạt được cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển cá nhân của họ. Việc công nhận những thành tựu của họ (dù lớn hay nhỏ) sẽ là nguồn động viên quan trọng giúp họ tiếp tục vươn lên và đạt được nhiều thành công hơn
Vì thế, một lời chúc mừng đơn giản cũng đã đủ hoặc bạn cũng có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ nhỏ để ghi nhận sự cống hiến của toàn bộ nhóm.
5.5 Xem xét và điều chỉnh
Phong cách lãnh đạo huấn luyện tập trung vào kết quả lâu dài. Do đó, người lãnh đạo cần theo dõi tiến độ của nhóm và nhận biết các trở ngại có thể xảy ra làm cho chiến lược phát triển của họ không hiệu quả và điều chỉnh khi cần thiết.
Để nâng cao khả năng lãnh đạo, có thể tham khảo ngay khóa học kỹ năng lãnh đạo dành cho quản lý mà chúng tôi đã triển khai hiệu quả cho nhiều Học viên tại PMS, vì đây là chương trình mang tính thực tiễn cao và giúp các nhà lãnh đạo nâng cao hiệu suất quản lý đội ngũ cấp dưới của họ một cách hiệu quả. Liên hệ với PMS qua Hotline/fanpage để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Xem thêm ví dụ về các phong cách lãnh đạo khác:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS