Mỗi doanh nghiệp sẽ có những kiểu lãnh đạo khác nhau, trong đó kiểu lãnh đạo cũng được nhiều nhà lãnh đạo áp dụng đó là phong cách lãnh đạo tự do. Nhưng đây cũng đây là kiểu lãnh đạo gây ra nhiều tranh luận của nhiều người.
Vậy lãnh đạo tự do là gì? Đặc điểm cũng như các ưu nhược điểm của phong cách này như thế nào cũng như lời khuyên để áp dụng phong cách này hiệu quả. Để tìm hiểu điều đó, hãy cùng Học Viện PMS xem ngay tại bài viết dưới đây.
Phong cách lãnh đạo tự do là gì?
Lãnh đạo tự do, hay còn gọi là lãnh đạo ủy quyền (Laissez-Faire Leadership) là kiểu lãnh đạo trong đó người lãnh đạo cho phép các thành viên trong nhóm có quyền tự do tham gia quyết định và đưa ra các lựa chọn độc lập.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây thường là phong cách lãnh đạo dẫn đến năng suất thấp nhất giữa các thành viên trong nhóm. Nguồn: IOSR Journals
Mặc dù được trao quyền, nhưng nhà lãnh đạo phải hiểu rằng sự tự do không có nghĩa là bỏ mặc hoàn toàn. Thay vào đó, hãy cởi mở và sẵn lòng hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi cần thiết. Bằng cách đưa ra hướng dẫn và định hướng cho dự án lúc ban đầu, sau đó tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm tự quản lý và triển khai công việc.
-> Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? 11 kiểu lãnh đạo phổ biến
Ví dụ về phong cách lãnh đạo tự do
Công ty ABC là một công ty chuyên thiết kế nội thất nhà ở với đội ngũ gồm 20 nhân viên thiết kế trẻ và năng động.
Hà Giang, một Leader Designer sáng tạo của công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo tự do với các thành viên trong nhóm của mình. Vì Giang tin vào sự sáng tạo và khả năng của họ nên trao quyền cho họ tự do thiết kế, cụ thể:
- Họ sẽ tự lựa chọn chủ đề và phong cách thiết kế cho các dự án của họ
- Tự quản lý thời gian và quy trình làm việc
- Cung nhau chia sẻ các ý tưởng thiết kế
Lúc này, vai trò chủ yếu của Giang là định hướng và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của mình khi cần thiết. Cô thường xuyên tổ chức các buổi brainstorming để chia sẻ thông tin về dự án, giải quyết vấn đề chung, đánh giá và phản hồi về ý tưởng thiết kế của họ.
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo ủy quyền
Dưới đây là những đặc điểm của kiểu lãnh đạo tự do, cụ thể:
- Quyết định được bàn giao cho nhân viên
- Biết ủy thác công việc hiệu quả cho nhân viên của mình
- Nhà lãnh đạo chỉ đào tạo và hỗ trợ
- Độ tin cậy cao đối với tất cả thành viên trong nhóm
- Khen thưởng và tạo động lực cho nhân viên nếu họ hoàn thành tốt công việc
- Nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm khi cần thiết về các quyết định chung hay hành động.
- Không cáu gắt với những sai lầm
Lãnh đạo trao quyền đặt rất nhiều vào sự tin tưởng. Nhưng những người lãnh đạo phải chắc chắn các thành viên trong nhóm có đủ kỹ năng và hiểu biết để thực hiện một dự án mà không cần sự can thiệp từ phía họ.
Ưu và nhược điểm phong cách lãnh đạo trao quyền
Ưu điểm
- Khuyến khích sự phát triển cá nhân: Do sự cởi mở trong cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo, nhân viên sẽ có cơ hội để thực hành và trải nghiệm thực tế. Điều này này tạo ra một môi trường thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cho tổ chức.
- Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo: Ưu điểm lớn nhất của lãnh đạo tự do là nhân viên có thể phát triển kỹ năng và thử nghiệm sáng tạo mà không lo ngại về thất bại. Với sự tự do được trao, nhân viên sẽ có cơ hội đề xuất những ý tưởng mới.
- Cho phép ra quyết định: Vì không có sự kiểm soát chặt chẽ, nhân viên cấp dưới có thể tự do để ra quyết định của riêng mình. Họ có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng mà không cần phải đợi hàng tuần để được phê duyệt.
- Tăng cường trách nhiệm cá nhân: Việc trao quyền quyền và trách nhiệm cho nhân viên, họ sẽ tự quản lý các nhiệm vụ và đảm bảo mục tiêu được hoàn thành theo đúng tiến độ. Điều này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm và cách quản lý của mỗi cá nhân.
- Trao quyền tự chủ cho mỗi cá nhân: Phong cách lãnh đạo tự do trao cho nhân viên quyền tự chủ và độc lập. Điều này giúp tăng sự hài lòng và gắn kết trong công việc.
Nhược điểm
Do lãnh đạo tự do phụ thuộc nhiều vào hoạt động nhóm, nó sẽ không phát huy hiệu quả khi các thành viên trong nhóm thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm làm việc thực tế. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc thấp và mức độ hài lòng với công việc giảm đi.
Dưới đây là những nhược điểm của phong cách này, cụ thể:
- Không rõ ràng về vai trò: Trong một số trường hợp, kiểu lãnh đạo quyền uy có thể dẫn đến sự mơ hồ về vai trò được xác định trong nhóm. Vì các thành viên không được hướng dẫn cụ thể, nên họ thường không chắc chắn về vai trò của mình trong nhóm và nhiệm vụ mà họ cần làm để hoàn thành trong thời gian được giao.
- Không có cơ cấu và định hướng rõ ràng: Phong cách lãnh đạo tự do thường thiếu cấu trúc và định hướng rõ ràng cho các thành viên trong nhóm. Khi không có hướng dẫn rõ ràng, nhân viên có thể cảm thấy mất định hướng, dẫn đến sự giảm sút về năng suất. Phong cách này không phù hợp với những cá nhân cần cơ cấu chặt chẽ và sự chỉ dẫn để có thể hoạt động hiệu quảt.
- Tính trách nhiệm thấp: Có một số nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này như một biện pháp để né tránh trách nhiệm với thất bại của nhóm. Khi không đạt được mục tiêu, người lãnh đạo có thể đổ lỗi cho các thành viên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đạt được kỳ vọng được giao.
- Tính thụ động cao: Trong một số tình huống, kiểu lãnh đạo tự do thường biểu hiện tính thụ động cao, do các nhà lãnh đạo không động viên cấp dưới, không công nhận nỗ lực của các thành viên trong nhóm và không tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm.
- Thiếu gắn kết trong nhóm: Các nhà lãnh đạo thường bị coi là không tham gia vào hoạt động nhóm, điều này thường gây ra sự thiếu gắn kết trong nhóm. Vì người lãnh đạo dường như không quan tâm đến những gì đang diễn ra, nên những người cấp dưới đôi khi nhận ra điều này và ít thể hiện sự cố gắng và cam kết đối với dự án.
- Thường xuyên xung đột với nhau: Nếu không có sự chỉ đạo, các nhóm nhân viên khác có thể bị xung đột giữa các phòng ban. Nhân viên có thể bắt đầu hành động vì lợi ích cá nhân và bắt đầu cạnh tranh với nhau để tranh giành nguồn lực.
Lời khuyên để áp dụng phong cách lãnh đạo tự do hiệu quả
Mặc dù bị coi là phong cách lãnh đạo dẫn đến hiệu suất kém của nhóm, lãnh đạo tự do thực tế có thể hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau. Nếu bạn cảm thấy có xu hướng trở thành một nhà lãnh đạo tự do, bạn có thể thấy hữu ích khi xem xét các tình huống mà phong cách này có thể mang lại sự vượt trội cho bạn.
Trong những tình huống mà nhóm của bạn cần sự giám sát hoặc hướng dẫn nhiều hơn, bạn cần nhận thấy mình phải áp dụng một kiểu lãnh đạo phù hợp với nhóm của mình thì kiểu lãnh đạo chuyên quyền hoặc lãnh đạo dân chủ sẽ phù hợp với bạn hơn. Bằng cách tự đánh giá phong cách lãnh đạo của mình, bạn có thể phát triển kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn.
Lãnh đạo ủy quyền thường mang lại hiệu quả cao nhất ở giai đoạn đầu khi một sản phẩm hoặc ý tưởng đang được thiết kế hoặc tạo ra. Tuy nhiên, khi thiết kế đã hoàn thiện và sẵn sàng cho sản xuất, việc chuyển sang kiểu lãnh đạo có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Tóm lại, phong cách lãnh đạo tự do là một phong cách tập trung vào sự độc lập, tự chủ và thường không có sự giám sát từ phía người lãnh đạo. Trong bài viết này, PMS đã trình bày những thông tin về khái niệm, đặc điểm, ưu và nhược điểm của phong cách này, giúp bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về cách áp dụng kiểu lãnh đạo này một cách hiệu quả.
Có thể, bạn sẽ cần tìm hiểu ngay khóa học kỹ năng lãnh đạo chuyên sâu mà chúng tôi cung cấp ngay đây, vì đây là chương trình sẽ các nhà lãnh đạo nâng cao năng lực quản lý đối với cấp dưới của mình hiệu quả.
Xem thêm các phong cách lãnh đạo khác:
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS