Sản xuất gián đoạn (Intermittent production): Kiến thức mới nhất 2024

Trong bối cảnh thị trường liên tục biến đổi và nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp sản xuất đang tìm kiếm những chiến lược linh hoạt và hiệu quả để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Trong bối cảnh đó, Intermittent production đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể linh hoạt thích ứng với thị trường và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và ví dụ của phương pháp sản xuất gián đoạn qua bài viết dưới đây.

Sản xuất gián đoạn

Sản xuất gián đoạn là gì?

Sản xuất gián đoạn là thuật ngữ dùng để chỉ các quy trình sản xuất sử dụng lịch trình không đều đặn để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau bằng cùng một dây chuyền.

Phương pháp này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất số lượng ít vì nó có thể đa dạng tùy chỉnh hàng loạt hoặc sản xuất theo yêu cầu.

Nếu doanh nghiệp nào đó sản xuất một mặt hàng theo từng cái hoặc theo lô, nhưng sản phẩm tiếp theo yêu cầu một quy trình sản xuất khác hoặc máy móc phải được tháo dỡ và thiết lập lại với cấu hình khác thì đó là một ví dụ về hệ thống sản xuất gián đoạn.

-> Đọc thêm: Sản xuất gián đoạn khác gì với sản xuất hàng loạt

Đặc điểm của sản xuất gián đoạn

đặc điểm sản xuất gián đoạn

Dưới đây là một số đặc điểm chính của phương pháp sản xuất hiện đài này:

  • Nó có thể sản xuất các sản phẩm hoàn thiện chất lượng cao theo từng lô nhỏ trong mỗi đơn vị.
  • Sản xuất gián đoạn có thể tạo ra một loạt các sản phẩm khác nhau với nhiều kiểu dáng khác nhau.
  • Lưu lượng công việc không liên tục, xảy ra tình trạng gián đoạn ở các giai đoạn.
  • Các hoạt động được tiến hành linh hoạt và được sử dụng các máy móc, công cụ khác nhau để hoàn thành công việc.
  • Tất cả các chức năng và thành phần liên quan đến quá trình đều được áp dụng để tạo ra những kết quả tốt nhất.
  • Số lượng sản phẩm sản xuất theo gián đoạn sẽ nhỏ hơn so với sản xuất thông thường.
  • Nhu cầu của thị trường và khách hàng được sử dụng như một chỉ dẫn để xác định loại sản phẩm, kích thước, hình dạng, thiết kế và các khía cạnh quan trọng khác.
  • Thứ tự các bước trong sản xuất gián đoạn có thể có thể điều chỉnh linh hoạt do sự thay đổi trong yêu cầu sản phẩm.

-> Đọc thêm: Các loại hình sản xuất phổ biến hiện nay

Ưu nhược điểm của sản xuất gián đoạn

Ưu điểm

  • Linh hoạt thích nghi với những thay đổi trong thiết kế sản phẩm hoặc khi máy móc hoặc công cụ bị hỏng: Bạn có thể tránh tình trạng chậm trễ vì một trạm làm việc khác sẽ có thể thực hiện các nhiệm vụ tương tự.
  • Tiết giảm chi phí sản xuất: Công nhân có thể tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, máy móc và công cụ có thể được tái sử dụng cho nhiều quy trình sản xuất sản phẩm khác nhau.
  • Các đơn hàng lặp lại giúp cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra suôn sẻ và ổn định.
  • Tiết kiệm năng lượng: Khi các công đoạn làm việc có thời gian nghỉ, điều này giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí năng lượng.

Nhược điểm

  • Đây là một phương pháp phức tạp: Mặc dù có thể cung cấp sự tùy chỉnh, nhưng nếu thiếu một quy trình tiêu chuẩn, thời gian sản xuất có thể bị trì trệ.
  • Lập kế hoạch và lịch sản xuất trở nên khó khăn: Vì các đơn hàng sản xuất (MOs) được gửi đến vào thời điểm khác nhau.
  • Rủi ro tồn kho nguyên liệu và hàng tồn kho: Do luồng công việc không đều đặn nên lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu và hàng bán thành phẩm (WIP) khó được kiểm soát hiệu quả.

Ví dụ về sản xuất gián đoạn

ví dụ về sản xuất gián đoạn

Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử khác nhau, bao gồm vi mạch in, bộ nguồn và màn hình. Mỗi sản phẩm có các quy trình sản xuất riêng biệt, nhưng có thể chia sẻ một số bước chung như lắp ráp, kiểm tra chất lượng và đóng gói.

Khi một có đơn đặt hàng cho một loại linh kiện cụ thể được nhận, nhà máy sẽ tập trung vào sản xuất lô linh kiện đó. Tuy nhiên, nếu đồng thời có một yêu cầu khẩn cấp từ một khách hàng khác cần một linh kiện đặc biệt, nhà máy sẽ dừng quy trình sản xuất lô hàng chung và chuyển sang sản xuất linh kiện đặc biệt này.

Các linh kiện có thể chia sẻ một số máy móc và quy trình nhưng sẽ có các bước công việc riêng biệt tùy thuộc vào loại sản phẩm. Do đó, quá trình sản xuất gián đoạn để thích ứng với nhu cầu của khách hàng cũng như đặc điểm của từng sản phẩm.

Tóm lại, Intermittent production là một chiến lược linh hoạt và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và khách hàng. Với việc áp dụng các nguyên lý của sản xuất gián đoạn, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường hiệu suất và linh hoạt, đồng thời giảm thiểu lãng phí và chi phí.

Để khám phá thêm về các phương pháp sản xuất tiên tiến và nâng cao kỹ năng trong Lĩnh vực sản xuất, hãy tham khảo các chương trình đào tạo quản trị sản xuất tại PMS. Chúng tôi cung cấp các khóa học chất lượng và đa dạng, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp hiện đại và giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất. Hãy liên hệ với chúng tôi để bắt đầu hành trình nâng cao trình độ sản xuất hiện đại!

Đọc thêm các bài viết liên quan:

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *