Chairman là gì? Phân biệt giữa Chairman và CEO, President

Bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Chairman trong bộ máy tổ chức của công ty chưa? Để rõ hơn về Chairman là gì? Hãy cùng Học Viện PMS tìm hiểu kỹ hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm và các tố chất để trở thành một Chairman ngay tại bài viết dưới đây!

chairman là gì
Chairman có nghĩa là Chủ tịch Hội đồng quản trị

Chairman là gì?

Chairman hay Chairperson, hiểu theo tiếng Việt là Chủ tịch hội đồng quản trị, đây là người đứng đầu trong Hội đồng quản trị (BOD), trong tổ chức, tập đoàn, công ty. Họ có trách nhiệm giám sát hoạt động của Ban giám đốc và đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.

Chủ tịch không phải là giám đốc điều hành (CEO), việc của họ là chủ trì các cuộc họp tại công ty để phát biểu, trao đổi và thảo luận.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của Chairman of the Board

Chairman đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược, giám sát hoạt động và bảo vệ lợi ích của tổ chức. Dưới đây là một số chức năng và trách nhiệm chính của Chủ tịch HĐQT:

  • Lập kế hoạch, định hướng, phân công, giám sát, quản lý các hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hoạt động hiệu quả. Đồng thời tuân theo các quy định pháp luật và Điều lệ công ty.
  • Chủ trì, điều phối các cuộc họp diễn ra minh bạch, đảm bảo việc thảo luận và quyết định được đưa ra đúng đắn, hiệu quả.
  • Chủ tịch phải đại diện cho tổ chức về các cuộc họp, cuộc gặp gỡ các bên liên quan và sự kiện bên ngoài.
  • Tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định quan trọng dựa vào các ý kiến của thành viên trong nhóm, như chiến lược, đầu tư và quá trình mua bán sáp nhập.
  • Đánh giá và báo cáo hiệu quả hoạt động tổ chức cho các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, đối tác,…
  • Chairman phải đưa ra được các giải pháp, kế hoạch dự phòng rủi ro.

Lưu ý: Chairman không phải là người điều hành các hoạt động hằng ngày tại công ty, việc điều hành sẽ do Ban giám đốc thực hiện.

Chairman có vai trò quan trọng trong tổ chức
Chairman có vai trò quan trọng trong tổ chức

Những tố chất để trở thành Chairman xuất sắc

Năng lực lãnh đạo

Là người đứng đầu trong một tổ chức, tố chất đầu tiên mà hầu như các nhà lãnh đạo cấp cao nào cũng cần phải trang bị là năng lực lãnh đạo và điều phối hoạt động Hội đồng quản trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, Chairman cũng phải biết cách các xử lý vấn đề, mâu thuẫn, tranh chấp trong tổ chức. Để làm được điều này, Chairman cũng nên thấu hiểu, lắng nghe, hỗ trợ thành viên trong tổ chức và khả năng dẫn dắt, thuyết phục mọi người hướng tới mục tiêu chung cho công ty.

chairman phải có khả năng lãnh đạo
Chairman phải có khả năng lãnh đạo

Có tầm nhìn

Hiện tại, bạn có thể thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu của khách hàng không ngừng thay đổi và sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh. Vì vậy, để thích nghi với điều đó, Chủ tịch HĐQT phải có tầm nhìn xa để dự đoán những xu hướng mới để có những kế hoạch, xây dựng chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức.

Giao tiếp, đàm phán tốt

Chairman thường xuyên giao tiếp với các thành viên trong BOD, đối tác, khách hàng, cổ đông,… Việc trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp họ truyền đạt thông tin mạch lạc, rõ ràng cho người khác.

Bên cạnh đó, kỹ năng đàm phán là phẩm chất cần có của Chairman. Họ thường xuyên làm việc trực tiếp với các đối tác, khách hàng, cổ đông,.. nên việc đàm phán tốt sẽ giúp họ có những thỏa thuận suôn sẻ hoặc giải quyết các vấn đề tranh chấp hiệu quả nhằm mục đích đem lại những gì có lợi nhất cho công ty.

giao tiếp và đàm phán là tố chất cần có của chairman
Giao tiếp và đàm phán là tố chất cần có của Chairman

Kiểm soát cảm xúc

Ở vị trí càng cao, áp lực càng cao do phải có trách nhiệm lớn hơn các vị khác. Vì thế, Chairman cần phải kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân để đảm bảo sự ổn định tinh thần, sự chuyên nghiệp trong công ty.

Bên cạnh đó, khả năng này có thể giúp họ tránh được những hành động vô lý, theo cảm tính, ảnh hưởng tới tổ chức, từ đó có những quyết định được đưa ra chính xác.

Tinh thần trách nhiệm cao

Để thúc đẩy các thành viên trong Board of Directors, Ban giám đốc điều hành tốt các hoạt động để hướng tới sự phát triển bền vững cho tổ chức, người Chủ tịch phải có tinh thần trách nhiệm cao, điều này cũng tạo dựng sự chuyên nghiệp, uy tín và sự tôn trọng với mọi người.

Hiểu tổ chức

Là người đứng đầu trong tổ chức, Chairman phải hiểu về con người, văn hóa và quy trình vận hành của công ty thì họ mới có thể kiểm soát, lãnh đạo hiệu quả. Ngoài ra, họ cũng phải hiểu rõ thị trường, người tiêu dùng bên ngoài để có những kế hoạch dự phòng đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra.

Chairman phải hiểu về tổ chức của mình
Chairman phải hiểu về tổ chức của mình

Phân biệt giữa Chairman và CEO

Chairman và CEO đều có vai trò quan trọng trong tổ chức, tuy nhiên hai vị trí này cũng có một số điểm khác nhau mà nhiều người chưa phân biệt được, cùng xem bảng so sánh ngay dưới đây:

Phân biệtChairmanCEO
Cấp bậcĐứng đầu HĐQTĐứng đầu Ban giám đốc.
Nhiệm vụ
  • Chủ trì các cuộc họp HĐQT
  • Giám sát, quản lý việc thực hiện các quyết định của HĐQT
  • Phối hợp với các thành viên trong HĐQT để mọi hoạt động thực hiện hiệu quả.
  • Xây dựng kế hoạch và triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.
  • Báo cáo kết quả hoạt động của công ty cho HĐQT.
  • Đại diện cho công ty trong các giao dịch quan trọng.
Hoạt độngKhông tham gia vào các hoạt động thường ngày của tổ chức.Tham gia quản lý, điều hành vào các hoạt động thường ngày của tổ chức.
Tính ủy quyềnỦy quyền cho các thành viên trong HĐQT.Ủy quyền cho các CEO chức năng.
Vai trò quản lýQuản lý trực tiếp các thành viên HĐQT, Ban giám đốc.Quản lý trực tiếp các CEO cấp cao trong tổ chức.

Phân biệt giữa Chairman và President

Chairman và President có lẽ mọi người đều bị hiểu nhầm, do hai khái niệm này khi dịch ra đều là Chủ tịch. Nhưng Chairman và President có những đặc điểm khác nhau, dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt giữa 2 vị trí này:

Phân biệtChairmanPresident
Cấp bậcĐứng đầu Hội đồng quản trị (BOD) trong tổ chức – các thành viên đều ngang hàng.Có thể đứng đầu Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc trong tổ chức – có tính phân cấp
Chức năng chính
  • Chủ trì cuộc họp, điều phối hoạt động cho tổ chức.
  • Đại diện cho tổ chức về các cuộc họp, cuộc gặp gỡ các bên liên quan và sự kiện. bên ngoài.
  • Quản lý hoạt động của tổ chức.
  • Đưa ra các chiến lược.
Cách thức bầu chọnĐược bầu bởi các thành viên HĐQT, Ban giám đốc hoặc cổ đông.Được bầu bởi HĐQT hoặc Ban giám đốc.
Lĩnh vựcThường là các tổ chức kinh doanh, tập đoàn, công ty.Thường là tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, hiệp hội, ban hội đồng quản trị.

Các câu hỏi thường gặp

Chairman và CEO ai có quyền hơn?

Là 2 vị trí cấp cao và đóng vai trò quan trong tổ chức. Tuy nhiên, Chairman đứng đầu trong Hội đồng quản trị và có quyền hạn lớn hơn CEO nên nếu so về quyền lực thì Chairman có quyền lực hơn.

Trợ lý Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?

Trợ lý Chủ tịch Hội đồng quản trị (Assistant to Chairman) là người có vai trò tham mưu và hỗ trợ cho Chairman và Ban giám đốc trong công tác quản lý Doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Khi nào CEO thay thế cho Chairman?

CEO có thể thay thế cho Chairman khi họ nghỉ hưu hoặc rút khỏi vị trí của mình. Tuy nhiên, việc chấp nhận phải dựa vào quyết định của các thành viên BOD, cổ đông (thường chỉ xảy ra ở các tổ chức lớn và quy mô phức tạp).

Trên đây là những thông tin về Chairman (Chủ tịch Hội đồng quản trị) mà chúng tôi cung cấp để giải đáp cho bạn đọc. Qua đó, chắc hẳn các bạn đã hình dung vị trí này có nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng như thế nào rồi đúng không. Bên cạnh đó, PMS hiện đang tổ chức các chương trình đào tạo dành riêng cho Doanh nghiệp, nếu Doanh nghiệp đang có nhu cầu đào tạo cho quản lý, nhân viên của mình có thể tìm hiểu qua chương trình của chúng tôi:

Xem thông tin chương trình đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp: truy cập tại đây

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS