Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiểu rõ về chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí hiệu quả từ đó nâng cao lợi nhuận. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ngay tại bài viết sau đây.
Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp buộc phải chi trả để sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ. Nó bao gồm các chi phí liên quan đến nguyên liệu, lao động, máy móc, vật tư, chi phí quản lý, chi phí marketing và các chi phí phát sinh khác trong quá trình sản xuất.
Vai trò của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Chi phí sản xuất cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của một doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp biết được tổng chi phí cần thiết để sản xuất một sản phẩm/cung cấp một dịch vụ, từ đó đánh giá được khả năng sinh lời, thu hồi vốn của sản phẩm/dịch vụ đó.
- Xác định giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất giúp xác định giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về giá cả phù hợp để cạnh tranh trên thị trường mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
- Quản lý và cải thiện chi phí: Giúp cho doanh nghiệp có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hơn. Nó tạo điều kiện cho việc xác định và loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất không cần thiết.
- Định hình chiến lược kinh doanh: Dựa trên thông tin về chi phí, doanh nghiệp có thể quyết định về việc mở rộng, đầu tư vào nâng cấp công nghệ, phát triển sản phẩm mới hoặc thậm chí xem xét việc thay đổi thị trường mục tiêu.
Phân loại chi phí sản xuất phổ biến hiện nay
Dựa theo khối lượng sản phẩm và công việc
Dựa trên khối lượng sản phẩm và công việc, chi phí được chia thành hai loại:
- Chi phí cố định: Là các chi phí không thay đổi theo tỷ lệ với khối lượng sản xuất hoặc công việc thực hiện. Cho dù sản lượng sản phẩm tăng hoặc giảm, chi phí này vẫn không thay đổi. Ví dụ bao gồm chi phí thuê nhà xưởng, chi phí bảo trì thiết bị, chi phí quản lý sản xuất.
- Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi tương ứng với khối lượng sản phẩm hoặc công việc thực hiện. Khi sản lượng sản phẩm tăng, chi phí này cũng tăng và ngược lại. Ví dụ bao gồm chi phí nguyên liệu, lao động trực tiếp, vật tư tiêu hao.
-> Đọc thêm: Năng suất là gì? Các thước đo năng suất và cách tính (ví dụ)
Dựa theo quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo
Chi phí sản xuất được phân loại theo quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm thông thường bao gồm các loại sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Là chi phí sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là những yếu tố vật chất được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm. Chi phí nguyên liệu bao gồm chi phí nguyên liệu chính, chi phí nguyên liệu phụ và chi phí vật liệu đóng gói.
- Chi phí nhân công: Là chi phí phát sinh do sử dụng lao động trong quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, tham gia vào tất cả các khâu của quy trình sản xuất. Chi phí nhân công bao gồm chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chi phí đào tạo, chi phí dụng cụ lao động.
- Chi phí khác: Các loại chi phí khác như chi phí thuê đất, chi phí pháp lý, chi phát nghiên cứu phát triển sản phẩm,… trong quá trình sản xuất nhưng không thuộc vào chi phí nguyên liệu hay lao động.
Dựa theo mục đích và công dụng chi phí
Khi phân loại theo mục đích và công dụng thì chi phí sản xuất gồm các loại sau:
- Mục đích sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ, các chi phí đóng gói, bao bì,…
- Mục đích sản xuất: Chi phí mua sắm và bảo dưỡng máy móc, thiết bị hoặc sửa chữa khi bị hư hỏng
- Mục đích thuê nhân công: Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp và bảo hiểm xã hội,…
- Chi phí dịch vụ: như phí hoa hồng cho các bên trung gian, phí vận chuyển, phí bảo hiểm,…
-> Đọc thêm: 4M trong sản xuất là gì? Các yếu tố và cách cải thiện
Dựa theo tính chất kinh tế chi phí
Chi phí sản xuất được phân loại dựa vào tính chất kinh tế của chúng như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất phải kể đến nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ: nguyên liệu thô để làm ra sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp: Chi phí này không thể được gán trực tiếp cho từng sản phẩm cụ thể, nhưng vẫn là các nguyên vật liệu, vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Đây thường là các vật liệu hỗ trợ, không phải thành phần chính của sản phẩm. Ví dụ: dầu mỡ bôi trơn máy móc, vật liệu bao bì.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí không phải nguyên vật liệu trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây là các chi phí tổng của quá trình sản xuất, bao gồm chi phí máy móc, nhà xưởng, bảo dưỡng thiết bị, chi phí quản lý nhà máy và các chi phí khác không thể gán cho từng sản phẩm cụ thể.
Dựa theo phương pháp tập hợp chi phí vào những đối tượng chịu phí
Chi phí sản xuất cũng có thể được phân loại dựa vào phương pháp tập hợp chi phí vào những đối tượng chịu phí:
- Theo đối tượng tập hợp: Đây là chi phí được phân chia trên tập các đối tượng như hàng hóa, dịch vụ, bộ phận,…
- Theo yếu tố chi phí: Được tập hợp theo các yếu tố kinh tế của chi phí như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,..
-> Đọc thêm: Quản trị sản xuất là gì? Nội dung của quản trị sản xuất
Công thức tính chi phí sản xuất
Tùy đặc thù từng ngành nghề và sản phẩm mà công thức tính chi phí sản xuất có thể biến đổi khác nhau. Dưới đây là công thức cơ bản.
Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công sản xuất + Chi phí thiết bị vật tư + Chi phí quản lý sản xuất + Chi phí khác
Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên liệu chính, chi phí nguyên liệu phụ và chi phí vật liệu đóng gói.
- Chi phí nhân sự sản xuất: Bao gồm chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chi phí đào tạo, chi phí dụng cụ lao động cho người lao động.
- Chi phí thiết bị vật tư: Là những chi phí như mua sắm thiết bị mới, chi phí sửa chữa, chi phí bảo dưỡng,…
- Chi phí quản lý sản xuất: Là chi phí phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành quá trình sản xuất. Những chi phí đó là chi phí văn phòng, chi phí tiền điện,…
- Chi phí khác: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không thuộc các loại chi phí trên. Chi phí khác có thể bao gồm chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí marketing,…
-> Xem ngay: Work in Progress là gì? Công thức tính WIP trong sản xuất
Ví dụ về chi phí sản xuất nước mắm tại Masan
Masan là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam đặc biệt nổi tiếng với sản phẩm nước mắm, sau đây là ví dụ về chi phí sản xuất Masan phải chịu khi sản xuất nước mắm:
- Chi phí nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính để sản xuất nước mắm là cá, thường là cá cơm hoặc cá ngừ. Chi phí này bao gồm giá cả mua cá, chi phí xử lý, làm sạch cá và các phụ gia nếu có.
- Chi phí lao động sản xuất: Bao gồm chi phí trả lương và phúc lợi cho công nhân tham gia quá trình sản xuất.
- Chi phí máy móc và thiết bị: Đây có thể là các thiết bị như thùng đựng cá, bồn ngâm muối, hệ thống làm sạch, chưng cất nước mắm. Chi phí bao gồm việc mua mới, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
- Chi phí quản lý sản xuất: Bao gồm chi phí cho nhân viên quản lý nhà máy sản xuất nước mắm, chi phí vận hành nhà máy, chi phí văn phòng,…
- Chi phí bảo trì và sửa chữa: Duy trì và bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống sản xuất để đảm bảo chất lượng nước mắm và hiệu suất sản xuất.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước mắm để cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất.
- Chi phí Marketing: Để người tiêu dùng biết đến và mua sản phẩm, Masan phải có những chiến lược Marketing.
- Chi phí phân phối: Quá trình vận chuyển từ nhà máy đến các kho lưu trữ, đến các đại lý.
- Chi phí năng lượng: Trong quá trình sản xuất nước mắm, năng lượng được sử dụng để vận hành máy móc, thiết bị sẽ tiêu tốn điện, các nhiên liệu.
- Chi phí tồn kho: Trong ngành sản xuất nước mắm, chi phí tồn kho sẽ liên quan tới cá tươi và muối. Chi phí này bao gồm việc lưu trữ, quản lý tồn kho và bảo quản.
-> Tìm hiểu ngay: BOM là gì? 11 thành phần cốt lõi của định mức nguyên vật liệu
Câu hỏi thường gặp
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ gì?
Hai loại chi phí này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể:
- Giá thành sản phẩm được xác định dựa trên tổng chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản xuất sản phẩm.
- Quyết định giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận và chiến lược tiếp thị
- Cân nhắc giữa giá thành và chi phí sản xuất để đạt mục tiêu kinh doanh
Chi phí ngoài sản xuất là chi phí gì?
Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhưng không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm đó. Hiện có 2 loại chi phí ngoài sản xuất, gồm:
- Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như chi phí tiếp thị, chương trình khuyến mại, chi phí vận chuyển và giao hàng,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, chi phí internet,…
Để quản lý toàn bộ vấn đề liên quan về sản xuất hiệu quả, chúng tôi có tổ chức khóa học giám đốc sản xuất tại pms.edu.vn với chương trình áp dụng thực tiễn cao. Đây sẽ là giải pháp giúp các nhà lãnh đạo phát triển và hoàn thành tốt vai trò của bản thân trong thời buổi kinh tế cạnh tranh ngày nay.
Đọc thêm các bài viết liên quan:
- Phương pháp điều độ sản xuất trong nhà máy
- Nhận diện rủi ro trong sản xuất và cách xử lý
- Các bước lập kế hoạch sản xuất
Đăng ký nhận bản tin
Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS