Top 8 chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả cho khách hàng

Chiến lược giảm giá là một trong những phương thức tiếp thị vô cùng sảng tạo và hiệu quả khi đem lại cơ hội cho doanh nghiệp cơ hội gia tăng doanh thu và mức độ nhận diện thương hiệu.

Bài viết dưới đây của PMS sẽ cung cấp cho bạn đọc một số chiến lược giảm giá hiệu quả nhất thời gian gần đây, kèm theo một số lưu ý mà doanh nghiệp có thể lưu tâm khi thiết lập chiến lược này.

chiến lược giảm giá

Chiến lược giảm giá là gì?

Chiến lược giảm giá là phương pháp điều chỉnh giá bán của sản phẩm/dịch vụ xuống thấp hơn mức giá thông thường trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích thúc đẩy doanh số, tăng mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Trong một số trường hợp, chương trình giảm giá được áp dụng chỉ với mục đích đơn giản là giải phóng hàng tồn kho hoặc hàng gần hết hạn sử dụng.

Nên sử dụng chiến lược giảm giá khi nào?

Doanh nghiệp cần hoạch định về mục đích, thời điểm thích hợp cho chiến lược giảm giá để đem lại hiệu quả tối đa cho hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp thường có xu hướng táp dụng những chương trình giảm giá khi:

Khai trương cửa hàng, chi nhánh mới

  • Nhân dịp ngày lễ, tết
  • Doanh nghiệp cho ra mắt các sản phẩm/dịch vụ mới
  • Đưa vào vận hành một công nghệ mới cho ngành dịch vụ.
  • Sản phẩm đang tồn kho sắp hết hạn sử dụng.
  • Đối thủ cạnh tranh đang có nhiều chương trình khuyến mãi.

 Đọc thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược giá phổ biến trong Marketing

Ưu và nhược điểm của chiến lược giảm giá

Ưu điểm

  • Gia tăng sự hấp dẫn và thu hút cho khách hàng trung thành về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp minh
  • Thu hút thêm một lượng lớn khách hàng mới.
  • Tạo thời cơ để doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật Upsell và Cross Sell.
  • Công chúng sẽ nhìn nhận doanh nghiệp như một nơi cung cấp sản phẩm/dịch vụ hàng hóa với giá cả phải chăng.
  • Hướng đến lợi ích về mặt chi phí và lợi ích vật chất và trải nghiệm cho khách hàng.

Nhược điểm

  • Khiến một số khách hàng có thể nghi ngờ về chất lượng sản phẩm
  • Khách hàng sẽ có xu hướng chờ đợi đến đợt giảm giá mới mua, nên nếu chiến lược giảm giá không được tính toán kỹ lưỡng về hình thức và thời điểm có thể khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận.
  • Sự hấp dẫn của chiến lược giảm giá được quyết định bởi nguồn lực của doanh nghiệp, nên những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó cạnh tranh khi có nhiều chương trình giảm giá cùng thời điểm.

8 chiến lược giảm giá hiệu quả trong kinh doanh

Giảm giá theo mùa (Seasonal Discounts)

chiến lược Giảm giá theo mùa

Giảm giá theo mùa là một chiến lược giảm giá lý tưởng để bán hàng vào những dịp cao điểm và cũng là hình thức giảm giá mà bạn có thể bắt gặp nhiều nhất tại các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là ở các shop kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm, thời trang.

Các chương trình sẽ được sắp đặt hợp lý vào các tháng cao điểm mua sắm trong năm hay vào những dịp lễ lớn như Valentine, Noel, Black Friday,…

Ví dụ như khi rơi vào các tháng của mùa hè, nhu cầu mua sắm các sản phẩm quạt máy, máy lạnh để làm mát cơ thể gia tăng thì các siêu thị điện máy sẽ bắt đầu lên chiến lược giảm giá cho nhóm sản phẩm này.

Giảm giá dựa vào số lượng (Volume Discounts)

chiến lược Giảm giá dựa vào số lượng

Chiến lược dựa vào số lượng thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn giải phóng nhanh những mặt hàng tồn kho lâu ngày.

Các doanh nghiệp khi áp dụng chiến lược này thường sử dụng dưới dạng combo khi khách hàng mua 2-3 sản phẩm cùng loại. Tức là khi người dùng mua hàng với số lượng càng nhiều thì mức độ ưu đãi họ được hưởng càng cao.

Ví dụ điển hình như khi bạn vào các siêu thị tiện lợi, thi thoảng bạn sẽ bắt gặp dòng chữ: mua 1 sản phẩm này thì sẽ được giảm 50% giá trị nếu họ mua thêm sản phẩm cùng loại thứ 2 và thứ 3 hoặc gộp 3-4 sản phẩm cùng loại thành 1 combo mà giá thành chỉ bằng 50-60% khi mua lẻ từng loại.

Giảm giá trong thời gian ngắn hạn cụ thể 

chiến lược Giảm giá trong thời gian ngắn hạn cụ thể

Đây là phương thức giảm giá nhằm tăng tỷ lệ mua hàng trong một khoảng thời gian cụ thể cho không chỉ một mà có thể nhiều sản phẩm, chiêu thức này thường được áp dụng khi doanh nghiệp mới vừa khai trương.

Với chiến lược này người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn mua hàng hơn cho bản thân, còn doanh nghiệp, đại lý phân phối có thể tận dụng thời cơ này để quảng bá thêm nhiều mặt hàng kinh doanh mới.

Ví dụ điển hình như một siêu thị điện máy vừa mới khai trương một chi nhánh mới, ta sẽ thấy nhân viên sẽ được phân chia đến từng khu vực trong tỉnh thành để phát tờ rơi vào cửa của từng nhà, để quảng bá các chương trình giảm giá cho các thiết bị điện máy.

Giảm giá chớp nhoáng (Flash Sale)

Chiến lược giảm giá chớp nhoáng

Đây là chiến lược giảm giá được đông đảo cá nhân, doanh nghiệp hiện nay nhiệt liệt hưởng ứng, bởi sự hấp dẫn trong thông điệp và được hướng đến đúng các sản phẩm đang hot thời gian gần đây.

Với chương trình này, thời gian áp dụng thường rất ngắn (có thể chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ), tạo ra cảm giác cấp bách qua đó thuyết phục khách hàng không chần chờ nữa mà phải thêm vào giỏ hàng và chốt đơn ngay.

Ví dụ điển hình về Flash sale là Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam thường xuyên tổ chức những chương trình “Flash Sale giờ vàng” để giảm giá sâu những sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng khác nhau trong một khoảng thời gian khá ngắn (Từ vài giờ cho đến một ngày)

“Mua X tặng N”

chiến lược Mua X tặng N

Đây là chương trình thường được doanh nghiệp áp dụng khi mua một sản phẩm có giá trị lớn sẽ được tặng một sản phẩm khác có giá trị thấp hơn nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm dịch vụ.

Ví dụ như một trung tâm mua bán laptop có chương trình mua một chiếc laptop giá trị từ 15 triệu trở lên sẽ được tặng kèm bàn phím, chuột, balo và túi chống sốc.

Giảm giá khi thanh toán trước thời hạn

chiến lược Giảm giá khi thanh toán trước thời hạn

Đây là một chiến lược giảm giá thường thấy ở các trung tâm giáo dục, đào tạo tư nhân. Theo đó, với hình thức giảm giá này, khi khách hàng thanh toán sản phẩm/dịch vụ trước hạn theo quy định được phổ biến trước đó sẽ nhận được mức ưu đãi hấp dẫn hơn.

Chẳng hạn như, một trường đại học tư nhân tiến hành chiêu sinh ngay từ trước khi học sinh cấp 3 đăng ký thi THPT nhờ xét học bạ hoặc kỳ thi đánh giá năng lực, học sinh nào đủ điểm chuẩn và đóng tiền trước trong khoảng thời gian nhất định sẽ được giảm 70% học phí cho học kỳ tiếp theo.

Giảm giá cho những khách hàng quen thuộc (Loyalty Discounts)

chiến lược Giảm giá cho khách hàng quen thuộc

Đây là hình thức giảm giá dành riêng cho những khách hàng đã thể hiện sự gắn bó cũng như trung thành với thương hiệu trong một khoảng thời gian dài, đây được xem như là phần thưởng dành cho những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ, thể hiện sự tương tác tích cực để góp phần vô hình chung tạo dựng uy tín của thương hiệu.

Ví dụ cụ thể có thể đề cập đến các dịch vụ viễn thông từ nhà mạng lớn tại Việt Nam hiện nay như MobiFone, VinaPhone, Viettel,… sẽ có chương trình ưu đãi đăng ký tặng data miễn phí cho các khách hàng đã tin dùng gói cước 4G theo tháng trong thời gian dài.

Giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên (Membership Discounts)

Giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên

Có phần khá giống với Loyalty Discounts, đây là hình thức ưu đãi đặc biệt cho những nhóm khách hàng đã đăng ký trở thành thành viên của một tổ chức hay câu lạc bộ nào đó sau lần đầu mua sắm hoặc khách chủ động đăng ký từ trước (Ngay khi có ý định mua hàng).

Ví dụ điển hình về chiến lược giảm giá này là: Hệ thống cửa hàng bán lẻ Cellphone sẽ cung cấp cho các khách hàng hội viên một thẻ thành viên để tích điểm lên hạng sau mỗi lần mua sắm, mỗi hạng thẻ sẽ là được hưởng những mức ưu đãi khác nhau, chẳng hạn như:

  • Hàng S-New: Ưu đãi vào ngày sinh nhật với phiếu mua hàng 50.000
  • Hạng S-Member: Ưu đãi vào ngày sinh nhật với phiếu mua hàng 200.000
  • Hạng S-Vip: Ưu đãi vào ngày sinh nhật với phiếu mua hàng 500.000

Bên cạnh đó với hạng thẻ phụ khác của Cellphone là S-Student, khách hàng sẽ được giảm 5% cho mọi thiết bị điện tử.

 Đọc thêm: Cách tư vấn khách hàng giúp chốt đơn hiệu quả

Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược giảm giá

Lập danh sách sản phẩm/dịch vụ giảm giá chất lượng: Không nên cố gắng áp những mặt hàng sắp hết hạn hay không có chất lượng tốt để khuyến mãi, bởi một khi trải nghiệm của người dùng không tốt, thì dù giá thành rẻ đến đâu thì họ cũng sẽ không sử dụng lại.

Thiết lập thời gian giảm giá hợp lý: Khi thời gian giảm giá quá dài sẽ khiến độ “Hot” của chương trình giảm dần theo thời gian và dẫn đến biên độ lợi nhuận đi xuống.

Lựa chọn thời điểm phù hợp: Đây là yếu tố rất quan trọng tác động đến mức độ thành công của một chương trình giảm giá. Việc lựa chọn thời điểm giảm giá thích hợp sẽ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn và kích thích họ nhanh chóng tiến đến quyết định mua.

Tính toán kỹ lưỡng về mức giảm giá phù hợp: Đảm bảo mức giảm giá vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, bộ phận hoạch định chiến lược cần tính toán kỹ lưỡng giá vốn chi phí sản xuất, vận hành và các chi phí liên quan, tránh tình trạng giảm giá quá sâu có thể dẫn đến thua lỗ.

Truyền thông về chương trình giảm giá rõ ràng: Doanh nghiệp cần thông báo rõ ràng chương trình giảm giá đến khách hàng qua những kênh truyền thông như email, tờ rơi, website, mạng xã hội,… cần đảm bảo các thông tin về thời gian, điều kiện áp dụng và mức giảm giá được truyền đạt một cách chính xác và dễ hiểu.

Không nên giảm giá quá thường xuyên: Việc doanh nghiệp lạm dụng hình thức giảm giá có thể khiến khách hàng dần mất niềm tin vào thương hiệu hoặc sẽ có khách hàng chỉ chờ đến khi giảm giá mới mua hàng, dẫn đến kết quả kinh doanh không như mong đợi.

Với những chiến lược giảm giá phổ biến và được áp dụng hiệu quả trong kinh doanh mà chúng tôi chia sẻ ở trên, mong rằng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về từng loại giảm giá trên và áp dụng cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng quản trị bán hàng, hãy tìm hiểu các chương trình đào tạo về quản trị bán hàng chuyên sâu tại PMS, truy cập tại đây!

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *