Groupthink (tư duy tập thể) là gì? Dấu hiệu và cách phát huy hiệu quả

Tư duy tập thể (Groupthink) là con dao hai lưỡi trong quản lý đội nhóm. Khi áp dụng đúng cách sẽ khiến đội nhóm tăng sáng tạo và hiệu suất. Ngược lại, nếu mắc bẫy groupthink thì nhóm khả năng cao sẽ đưa ra các quyết định sai lầm nghiêm trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng khái niệm, nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn của Groupthink. Qua đó, bạn sẽ nắm vững bí quyết phát huy tư duy tập thể hiệu quả để xây dựng đội nhóm vượt trội.

tư duy tập thể

Groupthink là gì?

Groupthink, được gọi là tư duy tập thể, đây là cách mà các thành viên trong nhóm phối hợp, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân để đạt được mục tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, tư duy nhóm đòi hỏi sự hợp tác và cam kết, cũng như sức sáng tạo ở mỗi cá nhân để tạo nên giá trị bền vững.

Tuy nhiên, tư duy tập thể (Groupthink) cũng có mặt trái tiêu cực. Đó là hiện tượng khi nhóm đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận mà không có bất cứ sự phản biện nào. Chúng thường xuất phát từ áp lực đồng đội hoặc theo tâm lý đám đông. Điều này dẫn đến những quyết định không có chất lượng. Bởi lẽ, tư duy Groupthink không ủng hộ các ý kiến trái chiều. Groupthink là nơi mà mọi quan điểm khác nhau đều bị bỏ qua, không được nhìn nhận.

groupthink là gì

Sự khác biệt giữa tư duy tập thể tích cực và tiêu cực

Dựa vào một số tiêu chí sau đây ta có thể phân biệt rõ được đâu là tư duy tập thể tích cực và tiêu cực:

Tiêu chí đánh giáTư duy tập thể tích cựcTư duy tập thể tiêu cực
Khái niệmQuá trình phối hợp giữa các thành viên nhằm đạt được lợi ích chung, dựa trên sự cam kết và sự sáng tạo của mỗi cá nhân.Một hiện tượng tâm lý khi nhóm ưu tiên đồng thuận, làm lu mờ tư duy phản biện và ra quyết định thiếu cơ sở, một chiều.
Đặc điểmĐược đóng góp ý kiến khác nhau, ý kiến cá nhân được tôn trọng.

Khuyến khích tư duy phản biện.

Mục tiêu rõ ràng và minh bạch.

Loại bỏ các luồng ý kiến trái chiều, không khuyến khích sự phản biện.

Áp lực từ sự đồng thuận nhóm, không dám đưa ra quan điểm cá nhân.

Bị đám đông chi phối.

Mục tiêuĐạt hiệu quả cao nhất thông qua sự hợp tác của mọi người và chấp nhận các ý kiến đổi mới.Đưa ra quyết định nhanh chóng mà không chú trọng đến chất lượng, phiến diện, một chiều.
Đóng góp cá nhânMỗi thành viên đều được khuyến khích đóng góp sáng kiến, ý kiến.Các cá nhân ngại đưa ý kiến trái chiều, dễ bị đám đông lấn át.
Thúc đẩy sáng tạoThúc đẩy sáng tạo và đưa ra giải pháp đa dạng từ nhiều góc nhìn khác nhau.Triệt tiêu sáng tạo, chỉ tập trung vào một hướng giải quyết duy nhất.
Khả năng ra quyết địnhQuyết định dựa trên phân tích dữ liệu, cân nhắc ý kiến đa chiều.Quyết định dựa trên sự đồng thuận nhanh, thiếu phản biện và kiểm chứng.
Hiệu suất làm việcTinh thần đồng đội mạnh mẽ. Mỗi người đều có sự gắn kết nhưng lại không làm mất đi bản sắc cá nhân.Tâm lý đám đông chi phối, dễ dẫn đến trách nhiệm tập thể mờ nhạt.
Nguy cơ tiềm ẩnÍt nguy cơ sai lầm nếu nhóm duy trì được sự minh bạch và khuyến khích tư duy phản biện.

Luôn đa dạng góc nhìn và nhiều cách giải quyết.

Thường đưa ra các quyết định sai lầm, gây tổn thất nghiêm trọng do thiếu kiểm chứng, minh bạch và phiến diện.

Lợi ích khi áp dụng đúng tư duy tập thể trong môi trường làm việc

ví dụ về groupthink

Tư duy tập thể là một công cụ mạnh mẽ nếu được áp dụng đúng cách. Trong môi trường làm việc hiện đại, việc khai thác sức mạnh của nhóm làm tăng hiệu suất, mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn. Sau đây là những lợi ích to lớn mà tư duy tập thể mang lại:

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới

Tư duy tập thể mang đến môi trường mà ở đó mọi người cùng đóng góp ý kiến với nhau. Khi các ý tưởng khác nhau được đưa ra, nhóm sẽ có cơ hội khám phá các giải pháp sáng tạo hơn so với việc một cá nhân tự xử lý vấn đề.

Những góc nhìn đa chiều từ mỗi một thành viên có thể kết hợp thành ý tưởng lớn đột phá. Dễ hiểu, vì sao mà một môi trường ưu có tư duy nhóm tích cực lại là cơ hội doanh nghiệp phát triển và dẫn đầu trong đổi mới.

Tăng cường gắn kết trong đội nhóm

Khi tư duy tập thể được áp dụng đúng cách, mọi người mới cảm thấy mình là một phần của một tập thể lớn mạnh. Điều này xây dựng lòng tin mạnh mẽ, tinh thần đồng đội bền chặt, từ đó thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên. Một đội ngũ gắn kết sẽ dễ dàng hỗ trợ nhau trong công việc. Họ sẵn sàng đồng hành cùng nhau trong mọi thử thách.

Bên cạnh đó, sự gắn kết trong nhóm cũng làm giảm các mâu thuẫn nội bộ. Đơn giản là vì nếu môi trường làm việc tạo được cảm giác tin cậy, nhân viên sẽ tự cảm nhận mình được hỗ trợ, mình được bảo vệ sẽ giúp họ muốn cống hiến nhiều hơn.

Giải quyết vấn đề hiệu quả hơn

Tư duy tập thể giúp đội nhóm phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tập hợp quan điểm của nhiều người xung quanh, sự việc luôn được nhìn dưới góc nhìn 360 độ, một cách tổng thể.

Những khó khăn trở nên dễ dàng hơn khi được chia nhỏ ra và xử lý bằng sức mạnh của tập thể. Sự phối hợp giữa các thành viên giúp tăng tốc độ giải quyết vấn đề mà không bỏ sót các chi tiết quan trọng.

Một cá nhân có thể bỏ qua các chi tiết hoặc không nhìn thấy toàn cảnh. Nhưng khi làm việc nhóm (teamwork), các góc nhìn nhỏ sẽ bổ sung lẫn nhau. Đảm bảo quyết định cuối cùng chính xác và toàn diện hơn.

Đạt được mục tiêu lớn một cách bền vững

Mục tiêu lớn thường đòi hỏi sự nỗ lực liên tục cũng như là nguồn lực đáng kể. Một nhóm làm việc có tư duy tập thể sẽ dễ phân công nhiệm vụ hơn. Họ sẽ phối hợp và hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đó nhanh hơn, hiệu quả hơn mà không làm kiệt quệ nguồn lực.

Điều này còn tạo ra được sự phối hợp đồng bộ của nhóm được trơn tru hơn. Khi từng cá nhân hiểu rõ mục tiêu chung và vai trò riêng của mình, nhóm sẽ làm việc đồng bộ hơn.

Thêm vào đó, tư duy tập thể còn tạo ra động lực cá nhân mạnh mẽ hơn. Khi cả nhóm cùng hướng đến một mục tiêu lớn, mỗi cá nhân sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của mình đóng góp vào một thứ gì đó lớn hơn. Từ đó, tăng động lực và hiệu suất làm việc của mỗi người.

8 dấu hiệu nhận biết của tư duy tập thể tiêu cực

8 dấu hiệu tư duy tập thể tiêu cực

Như đã đề cập ở trên Groupthink là tư duy tập thể tiêu cực. Đây là khi đội nhóm rơi vào trạng thái tiêu cực, nơi sự đồng thuận được ưu tiên hơn là sự phản biện. Các cá nhân bị áp lực phải tuân theo số đông. Hậu quả là dẫn đến sự trì trệ, kiệt quệ sáng tạo, dẫn đến đưa ra các quyết định sai lầm.

Dưới đây là 8 dấu hiệu và hậu quả của hiện tượng này:

Dấu hiệu 1: Đạt sự đồng thuận nhanh chóng mà không có tranh luận hay bàn cãi

Các thành viên vội vàng đồng ý với nhau mà không đưa ra các câu hỏi phản biện. Sự yên ắng trong các cuộc họp thường được hiểu sai là sự đồng tình, ủng hộ.

Thử hình dung trong một dự án phát triển sản phẩm, nhóm quyết định ra mắt sản phẩm mà không kiểm tra kỹ các rủi ro vì ai cũng đồng ý, dẫn đến lỗi nghiêm trọng sau khi ra mắt.

Dấu hiệu 2: Áp lực phải đồng thuận trong nhóm

Những ý kiến trái chiều bị xem là gây rối, công kích. Chính bởi điều này, khiến các thành viên ngại phát biểu quan điểm, bày tỏ sự ý kiến khác biệt. Dễ thấy, dấu hiệu này khi nhân viên thường chọn cách im lặng hoặc đồng tình miễn cưỡng để được việc thay vì tranh luận.

Dấu hiệu 3: Sự thống trị của một vài cá nhân

Khi một hay vài người có quyền chi phối quyết định, các ý kiến khác bị lu mờ. Nhóm chỉ tập trung vào góc nhìn của người có tiếng nói, người có quyền mà thôi. Vậy nên, dễ làm mất đi tính toàn diện và tổng thể của cả một vấn đề.

Dấu hiệu 4: Bỏ qua hoặc bác bỏ ý kiến trái chiều

Nhóm trở nên khép kín, không chấp nhận sự phản biện hoặc các ý kiến đối lập. Điều này dẫn đến thiếu chuẩn bị các phương án dự phòng khi có vấn đề phát sinh.

Dấu hiệu 5: Tin quá mức vào tính đúng đắn của nhóm

Điều tồi tệ sẽ xảy ra khi đội nhóm tin quá mức quyết định của mình luôn đúng. Dẫn đến sự chủ quan và bỏ qua các cảnh báo bên ngoài.

Một trường hợp minh chứng rõ ràng cho dấu hiệu này là vụ nổ tàu con thoi Challenger của NASA. Sự việc này xảy ra vì nhóm quản lý tin rằng tàu sẽ không gặp vấn đề, dù đã có nhiều cảnh báo kỹ thuật từ các chuyên gia.

Dấu hiệu 6: Thiếu thông tin đa chiều, phiến diện

Nhóm chỉ dựa vào một nguồn thông tin hoặc không tìm kiếm thêm dữ liệu bên ngoài để xác minh các tình huống giả định.

Dấu hiệu 7: Thiếu vai trò hoặc trách nhiệm cá nhân rõ ràng

Các thành viên không nhận rõ trách nhiệm của mình, dẫn đến ỷ lại vào quyết định của nhóm. Nếu dự án bị đình trệ thì chắc hẳn không ai chịu trách nhiệm cụ thể cho từng giai đoạn công việc, mọi người sẽ có xu hướng đùn đẩy việc lên nhau, đổ lỗi nhau.

Dấu hiệu 8: Tâm lý đám đông

Thành viên bị cuốn theo số đông mà không đưa ra suy nghĩ độc lập. Điều này khiến quyết định trở nên thiếu khách quan và dễ sai lầm.

Hậu quả của tư duy tập thể tiêu cực

ví dụ về tư duy nhóm

Khi tư duy tập thể trở nên tiêu cực, hậu quả ảnh hưởng rất xấu đến hiệu suất làm việc nhóm, gây tổn thất lớn về lâu dài:

  • Ra các quyết định sai lầm: Khi nhóm rơi vào tư duy tập thể tiêu cực, các quyết định thường được đưa ra mà không có sự phân tích cẩn thận hoặc phản biện cần thiết. Sự chủ quan này dễ dẫn đến những lựa chọn thiếu cơ sở, không thực tế mà gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
  • Mất động lực cá nhân: Khi ý kiến cá nhân không được coi trọng, thành viên nhóm có xu hướng trở nên thụ động, không còn lửa nhiệt huyết cống hiến. Họ cảm thấy mình chỉ là bánh răng trong bộ máy, không có giá trị riêng biệt, thậm chí là làm cho hết nhiệm vụ mà thôi. Điều này làm giảm cam kết với công việc, dẫn đến hiệu suất nhóm bị kéo xuống nghiêm trọng.
  • Triệt tiêu sự sáng tạo: Tâm lý đồng thuận và áp lực đám đông thường khiến các thành viên ngại trình bày ý tưởng mới hoặc khác biệt. Kết quả là nhóm không còn những giải pháp đột phá, chỉ lặp lại những gì đã quen thuộc. Về lâu về dài thì sự sáng tạo hẳn bị triệt tiêu, khiến tổ chức tụt hậu trước đối thủ cạnh tranh.
  • Gia tăng xung đột nội bộ: Mặc dù vẻ bề ngoài có thể cho thấy nhóm đồng thuận, nhưng bên trong thì các thành viên không thoải mái với các quyết định được đưa ra. Sự ức chế này gây âm ỉ lâu dài, bùng phát thành mâu thuẫn khi có điểm bất đồng lớn. Chính điều này phá hỏng sự gắn kết nội bộ và đồng bộ hợp tác trong công việc.
  • Suy giảm hình ảnh và hiệu quả tổ chức: Các quyết định thiếu trách nhiệm, sáng tạo và gắn kết thường dẫn đến hậu quả tệ hại vô cùng lớn. Đó chính là làm suy giảm uy tín của cả một tổ chức. Khi sai lầm nối tiếp sai lầm, niềm tin từ khách hàng, đối tác và thậm chí cả nhân viên cũng bị lung lay. Tổ chức không chỉ mất đi cơ hội phát triển mà còn đối mặt với nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng.

Làm sao để phát triển tư duy nhóm hiệu quả?

tư duy nhóm

Để phát huy tư duy tập thể luôn hiệu quả, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những cách sau đây

  • Khuyến khích phản biện và đa dạng ý kiến: Mỗi thành viên trong nhóm cần được khuyến khích bày tỏ ý kiến một cách cởi mở, đặc biệt là những quan điểm trái chiều. Lãnh đạo nhóm cần xây dựng văn hóa nơi sự phản biện không bị xem là đối đầu, mà là cách để cải thiện chất lượng quyết định.
  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và logic: Thay vì dựa vào cảm tính hay áp lực từ số đông. Các quyết định nên được hỗ trợ bởi dữ liệu thực tế và các phân tích logic. Điều này đảm bảo các lựa chọn không chỉ chính xác mà còn có cơ sở khoa học, hạn chế sai lầm không đáng có về sau.
  • Xây dựng mục tiêu chung rõ ràng: Mục tiêu chung không chỉ giúp nhóm có định hướng mà còn giảm nguy cơ mâu thuẫn hoặc chệch hướng. Khi tất cả thành viên hiểu rõ vai trò của mình trong việc đạt mục tiêu, nhóm sẽ hoạt động nhịp nhàng hơn.
  • Phân định vai trò và trách nhiệm cá nhân: Việc rõ ràng trong phân công nhiệm vụ giúp từng cá nhân thấy được trách nhiệm của mình và tránh ỷ lại vào nhóm. Điều này cũng tạo điều kiện để các thành viên phát huy điểm mạnh riêng, đồng thời tăng cam kết với công việc.
  • Áp dụng phương pháp ra quyết định khoa học: Các mô hình như RACI (Responsible, Accountable, Consulted, Informed) giúp nhóm đưa ra quyết định minh bạch hơn, đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò của mình trong quá trình ra quyết định.
  • Đưa vào nhóm các luồng ý kiến đối lập tích cực: Những người có tư duy độc lập, sẵn sàng đặt câu hỏi và thách thức các giả định thông thường. Chính điều này sẽ giúp nhóm tránh được bẫy đồng thuận mù quáng, cũng giúp cân bằng giữa sáng tạo và logic.

Có thể thấy rằng, tư duy nhóm là một công cụ mạnh mẽ giúp đội nhóm đạt được những thành công lớn. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát tốt, tư duy tập thể tiêu cực sẽ dẫn đến sự trì trệ và kiệt quệ tinh thần sáng tạo.

Qua bài viết này, PMS hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất của tư duy tập thể. Nhận diện nguy cơ tiêu cực và áp dụng hiệu quả các giải pháp để khai thác tối đa sức mạnh đội nhóm. Khi đội nhóm làm việc dựa trên sự phản biện, minh bạch và trách nhiệm cá nhân, tổ chức sẽ phát và xây dựng được nền tảng bền vững cho tương lai.

Đăng ký nhận bản tin

Hãy gửi thông tin để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Học Viện PMS

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *